Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nỗ lực xây dựng nông thôn mới ở một xã vùng biên

Nguyễn Đình Phục - Ngân Nhi - 07:29, 04/08/2021

Vượt qua những khó khăn về điều kiện kinh tế - xã hội với nguồn lực trong dân còn hạn chế, cũng như xuất phát điểm thấp và ảnh hưởng của thiên tai mưa lũ, đại dịch Covid-19, xã Thanh, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã và đang nỗ lực trên chặng đường xây dựng nông thôn mới.

 Ông Hồ Xuân Na (người đội mũ) giới thiệu về vườn cao su của gia đình với Đoàn công tác của tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Ông Hồ Xuân Na (người đội mũ) giới thiệu về vườn cao su của gia đình với Đoàn công tác của tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Là xã biên giới, đặc biệt khó khăn của huyện Hướng Hóa, xã Thanh hiện có 815 hộ, với 4.207 nhân khẩu, chủ yếu là người dân tộc Bru Vân Kiều , sinh sống ở 6 thôn, gồm: Ba Viêng, thôn 10, A Ho, Thanh 1, Thanh Ô và thôn Mới. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (Chương trình xây dựng NTM), Đảng bộ và Nhân dân xã Thanh phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức như: cơ sở hạ tầng xuống cấp, thiếu đồng bộ; thiên tai lũ lụt xảy ra hàng năm; tập quán canh tác nông nghiệp của người dân còn lạc hậu...

Để thực hiện hiệu quả Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn, cấp ủy đảng và chính quyền địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động với nhiều hình thức phong phú, đa dạng và phù hợp, như: Lồng ghép các lớp triển khai học tập, quán triệt các nghị quyết của Đảng, qua hệ thống loa truyền thanh của xã và các thôn, bản, các cuộc họp của xã, thôn. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2021, xã đã lồng ghép tuyên truyền 3 đợt, với hơn 150 lượt người tham gia.

Thông qua công tác tuyên truyền đã làm thay đổi nhận thức của người dân về ý nghĩa, mục đích của chương trình, xóa bỏ tư tưởng trong chờ, ỷ lại vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước. Bên cạnh đó xã đã xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện một cách chi tiết cho từng năm, từng giai đoạn cụ thể, với tinh thần “việc dễ làm trước, việc khó làm sau”; đồng thời hằng tháng, hằng quý cán bộ xã phụ trách thôn phối hợp với Trưởng thôn cập nhật Kế hoạch và các phần việc cụ thể để công khai cho người dân được biết. Với tinh thần “Công khai, dân chủ, dân biết, dân bàn” nên Chương trình xây dựng NTM đã được người dân tích cực hưởng ứng tham gia.

Trồng sắn nguyện liệu KM 94 giúp người dân xã Thanh xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu
Trồng sắn nguyện liệu KM 94 giúp người dân xã Thanh xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu

Chủ tịch UBND xã Thanh Hồ A Cất cho biết: Thực hiện Chương trình xây dựng NTM, cấp ủy đảng, chính quyền xã luôn xác định phải đẩy mạnh sản xuất, nâng cao đời sống cho người dân. Theo đó, xã đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia thực hiện chuyển đổi cơ cấu, cây trồng, con nuôi phù hợp với tiềm năng lợi thế và điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai, đồng thời chuyển đổi một số diện tích đất trồng sắn kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao.

Thông qua sự hỗ trợ của các phòng, trạm, đơn vị liên quan và các tổ chức đoàn thể về nguồn vốn, cây, con giống, tập huấn khoa học - kỹ thuật, xây dựng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, Nhân dân trong xã đã tích cực đầu tư công sức, tiền vốn khai hoang đất đai trồng sắn nguyện liệu KM94, cao su, chuối, ngô, các loại hoa màu, trồng cây dược liệu; phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, xây dựng mô hình trồng cây dược liệu cà gai leo, trồng cỏ nuôi bò nhốt, nuôi gà, ngan đen, lợn bản...

Trường THCS Thanh được xây dựng kiên cố khang trang
Trường THCS Thanh được xây dựng kiên cố khang trang

Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Hồ Văn Khưa chia sẻ: Trước đây, do tập quán canh tác của bà con còn giản đơn, lại thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm làm ăn, nên mặc dầu siêng năng làm lụng nhưng cái đói, cái nghèo quanh năm cứ đeo bám. Mấy năm trở lại đây, bà con đã thay đổi nhận thức, tích cực tham gia phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và làm giàu” gắn với xây dựng NTM.Từ phong trào, đã xuất hiện nhiều gia đình hội viên không chỉ xóa được đói, giảm được nghèo, mà còn vươn lên khá giàu.

Hiện nay, toàn xã đã trồng 710,6 ha sắn, 39 ha ngô, 77,9 ha cao su, 9,7 ha cà phê, 4,1 ha hồ tiêu, 50 ha rau màu các loại, 1,3 ha cà gai leo, 116 ha cây bời lời; tổng đàn gia súc 3.165 con, 5.535 con gia cầm các loại.

Cùng với tập trung đẩy mạnh sản xuất, nâng cao đời sống của người dân, thông qua nguồn vốn của các chương trình dự án và sự hiến đất, góp công của người dân, các công trình: Đường giao thông, trường học, trụ sở làm việc, trạm y tế, nhà sinh hoạt cộng đồng… đã được đầu tư xây dựng phục vụ tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo diện mạo mới bộ mặt nông thôn vùng biên. Từ đầu năm đến nay, xã đã đầu tư nâng cấp điểm Trường Tiểu học Thanh tại thôn Mới, xây dựng khu Hiệu bộ Trường THCS Thanh, sửa chữa các tuyến đường bị hư hỏng do thiên tai lũ lụt cuối năm 2020...

Mô hình trồng có nuôi bò nhốt đem lại nguồn thu nhập trong đời sống kinh tế gia đình
Phát triển chăn nuôi gia súc đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân xã Thanh

Công tác giảm nghèo, an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người dân luôn được quan tâm. Phong trào xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa; phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu cư đã được đông đảo Nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia mang lại hiệu quả thiết thực. Công tác chăm sóc sức khỏe, khám, chữa bệnh cho Nhân dân và phòng, chống dịch bệnh, nhất là dịch Covid-19 được triển khai bảo đảm theo quy định...

Với tinh thần nỗ lực vượt khó, cùng sự quyết tâm chung sức, đồng lòng của cấp ủy đảng, chính quyền và người dân, Chương trình xây dựng NTM đã đem lại một diện mạo mới cho xã biên giới của Quảng Trị.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.