Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ninh Bình: Nhiều trụ sở công bị bỏ hoang

Thiên An - 11:22, 14/05/2023

“Lãng phí và mất mỹ quan…” là những điều người dân ở tỉnh Ninh Bình khi nói về các trụ sở công cũ đã hết, hoặc vẫn còn công năng sử dụng dù nằm ở những vị trí đắc địa, nhưng sau khi chuyển trụ sở mới hay sáp nhập, các trụ sở này bị bỏ hoang, lãng phí...

Trụ sở cũ của Tòa án Nhân dân tỉnh Ninh Bình bị bỏ hoang từ năm 2020 đến nay.
Trụ sở cũ của Tòa án Nhân dân tỉnh Ninh Bình bị bỏ hoang từ năm 2020 đến nay

Bất cập trong quản lý trụ sở công

Một thực tế rất đáng suy nghĩ đó là, tại tỉnh Ninh Bình, hàng loạt trụ sở công không còn được sử dụng đang xuống cấp, hư hỏng, không bảo đảm an toàn nhưng không được xử lý, gây lãng phí lớn về nguồn tài nguyên đất đai, làm mất mỹ quan đô thị.

Đầu tiên phải kể đến trụ sở cũ của Tòa án Nhân dân tỉnh, tại đường Trương Hán Siêu, phường Phúc Thành, Tp. Ninh Bình khi Tòa án chuyển ra trụ sở mới tại phường Ninh Sơn năm 2019. Tiếp đó là trụ sở của Bệnh viện Sản Nhi tỉnh cũng nằm trên phường Phúc Thành. Từ năm 2020, khi chuyển sang trụ sở mới, các trụ sở nói trên bị bỏ hoang. Hiện tại các trang thiết bị, hệ thống điện nước, phòng ốc đã xuống cấp và hư hỏng.

Một nghịch lý ở trụ sở cũ của Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình là, dù không sử dụng nhưng đơn vị quản lý vẫn phải bỏ tiền thuê bảo vệ trông coi hằng ngày để tránh trường hợp kẻ gian đột nhập vào trộm cắp các trang thiết bị.

Ngoài ra, còn hàng loạt trụ sở khác như: Trụ sở của UBND huyện Kim Sơn, trụ sở cũ của Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình, trụ sở cũ của Trung tâm Da liễu tỉnh Ninh Bình...

Anh Ngô Xuân Hiền, người dân phường Phúc Thành, Tp. Ninh Bình chia sẻ: Ngay trên địa bàn phường, chỉ cách nhau vài trăm mét mà có tới 2 trụ sở lớn bị bỏ hoang, là Tòa án Nhân dân tỉnh Ninh Bình và Bệnh viện Sản Nhi tỉnh. Ngày nào tôi cũng đi làm qua đây, nhìn 2 trụ sở này xuống cấp theo thời gian mà thấy xót xa. Rất mong chính quyền sớm có giải pháp khắc phục.

Cần sớm có phương án giải quyết

Trước tình trạng các trụ sở công cũ bỏ hoang nhiều năm, không chỉ gây mất mỹ quan đô thị mà còn gây lãng phí tài sản, tài nguyên đất của Nhà nước, tạo ra dư luận không tốt trong Nhân dân, ngày 5/4/2023, ông Trần Song Tùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình đã ký Văn bản số 224/UBND-VP5 về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo Nghị quyết số 74/2023/QH ngày 15/11/2022 của Quốc hội.

Theo đó, UBND tỉnh Ninh Bình giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành rà soát toàn bộ cơ sở nhà, đất thuộc phạm vi quản lý, để xác định chính xác và đầy đủ số cơ sở nhà, đất phải thực hiện sắp xếp, xử lý. Việc sắp xếp, xử lý các cơ sở nhà, đất sau khi sáp nhập hoặc chuyển trụ sở mới được thực hiện theo các quy định tại Nghị định 167/NĐ-CP ngày 31/12/2017 và Nghị định 67/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ quy định về việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công.

Trao đổi với phóng viên, đại diện lãnh đạo Sở Tài chính tỉnh Ninh Bình cho biết, theo kế hoạch, việc rà soát sẽ được hoàn thành trước ngày 22/5, sau đó, Sở sẽ có báo cáo, đề xuất phương án xử lý trình UBND tỉnh Ninh Bình trước ngày 22/6/2023.

“Hiện nay, đối với một số trụ sở cũ nhưng vẫn còn công năng sử dụng, chúng tôi đã trình UBND tỉnh Ninh Bình ban hành quyết định bàn giao lại cho chính quyền địa phương quản lý, sử dụng đúng mục đích”, đại diện lãnh đạo Sở Tài chính tỉnh Ninh Bình cho biết. 

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy-Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.