Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ninh Bình: Ai vẽ “con đường ma” trên đất dân?

Trình Ba - 11:20, 18/02/2020

Gần 10 năm sinh sống trên đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), gia đình ông Mạc Vương Tuyên, thôn Bình Khê, xã Ninh Nhất, TP. Ninh Bình (Ninh Bình) bất ngờ phát hiện thửa đất của mình đã bị chỉnh lý trên trích lục bản đồ. Trong phần chỉnh lý đó, bỗng nhiên xuất hiện một “con đường ma” đi thẳng vào đất của người nhà Chủ tịch UBND xã?!.

Địa điểm “con đường ma” xuất hiện trên thửa đất của ông Mạc Vương Tuyên
Địa điểm “con đường ma” xuất hiện trên thửa đất của ông Mạc Vương Tuyên

Trong đơn tố cáo gửi cơ quan chức năng và cơ quan báo chí, ông Tuyên phản ánh: Gia đình ông có thửa đất số 260, tờ bản đồ số 11, có diện tích 646,4m2, ở thôn Bình Khê, xã Ninh Nhất, TP. Ninh Bình. Thửa đất này được UBND TP. Ninh Bình cấp sổ đỏ ngày 14/4/2008; thời hạn sử dụng lâu dài.

Tháng 8/2018, gia đình ông Tuyên tiến hành xây tường bao quanh diện tích đất đã được cấp sổ đỏ. Lúc này, UBND xã Ninh Nhất đã cử cán bộ về kiểm tra, sau đó lập biên bản vi phạm hành chính. Nội dung biên bản nêu rõ: Hộ ông Tuyên đã xây dựng tường bao trên đất nông nghiệp đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất. 

Ngỡ ngàng với việc bị UBND xã lập biên bản vi phạm hành chính khi xây tường bao trên đất của mình đã được cấp sổ đỏ, gia đình ông Tuyên tìm hiểu và bất ngờ phát hiện trong trích lục bản đồ xã Ninh Nhất năm 2009 lưu tại xã, trên thửa đất gia đình bỗng nhiên xuất hiện một “con đường ma”. Con đường này đi từ đường tránh Quốc lộ 1A qua đất của gia đình ông vào thẳng đất của hộ ông Nguyễn Như Dược, là bố đẻ của ông Nguyễn Như Bằng, Chủ tịch UBND xã Ninh Nhất (thửa đất 262, tờ bản đồ số 11 - Pv).

Để “chắc ăn”, gia đình ông Tuyên đã kiểm tra kỹ Sổ đỏ ngày 14/4/2008; qua đó khẳng định trong phần trích lục bản đồ thửa đất 260, tờ bản đò số 11 của gia đình không hề thấy có con đường này. 

Qua điều tra, xác minh, được biết trong trích lục bản đồ địa chính năm 1986, 1997, 2006 xã Ninh Nhất đều không thể hiện việc có con đường đi qua thửa đất của gia đình ông Tuyên đang sử dụng. Các trích lục cũng như trên sổ đỏ của gia đình ông Tuyên đều cho thấy, thửa đất của gia đình là liền thổ. Trước khi được cấp sổ đỏ năm 2008, việc đo đạc, vẽ bản đồ năm 2006 cũng không hề thể hiện có con đường này. Tuy nhiên, không hiểu lý do vì sao trên trích lục bản đồ xã Ninh Nhất năm 2009 lại xuất hiện con đường này?. 

 Để tìm hiểu thêm vụ việc, phóng viên đã làm việc với ông Nguyễn Như Bằng, Chủ tịch UBND xã Ninh Nhất. Tại buổi làm việc, ông Bằng thừa nhận ông Nguyễn Như Dược là bố đẻ mình; thửa đất mang tên ông Dược là của họ hàng nhờ trông giữ. Về con đường đi qua đất đã được cấp sổ đỏ của hộ ông Tuyên, ông Bằng cho rằng đã có từ trước, các tờ bản đồ trước đó cũng thể hiện rõ. Ông phủ nhận không có liên quan đến con đường này, vì khi đó làm Bí thư Đảng ủy xã. 

 Trong khi đó, trong đơn tố cáo, gia đình ông Tuyên nêu rõ: “Ông Nguyễn Như Bằng đã chỉ đạo cán bộ địa chính là ông Trần Minh Giang làm sai lệch hồ sơ, tự ý vẽ đường ngang qua đất nhà tôi nhằm mục đích lấy đất làm đường vào thửa đất 262 tờ bản đồ số 11 mang tên Nguyễn Như Dược là bố đẻ của ông Bằng”.

Trao đổi với Báo Dân tộc và Phát triển, gia đình ông Tuyên và một số người dân thôn Bình Khê, xã Ninh Nhất rất bức xúc về sự việc trên và yêu cầu, cơ quan chức năng vào cuộc điều tra làm rõ ai là người đã tự ý vẽ con đường chạy qua đất nhà ông Mạc Vương Tuyên để đi thẳng vào đất người nhà Chủ tịch UBND xã.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.