Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Môi trường sống

Niềm vui nước sạch về làng

PV - 08:55, 04/05/2018

Người dân 2 xã đặc biệt khó khăn Ayun và Hbông, huyện Chư Sê (Gia Lai) không giấu được niềm phấn khởi khi vấn đề khan hiếm nước sinh hoạt bao năm qua phần nào đã được giải quyết khi công trình nước sạch cấp cho 2 xã này đã đi vào hoạt động.

baodantoc_nuoc-sach Niềm vui nước sạch về làng.

 

Điều này thể hiện sự quan tâm của các cấp chính quyền đối với người dân 2 xã vùng khó, nhất là đối với người DTTS.

Những năm gần đây, trước sự biến đổi của khí hậu đã khiến cho nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân 2 xã Ayun và Hbông, huyện Chư Sê vốn đã khan hiếm nay càng khan hiếm hơn. Mặc dù, UBND huyện Chư Sê đã triển khai nhiều giải pháp để giải quyết cấp bách vấn đề này nhưng tình trạng thiếu nước sinh hoạt trên địa bàn 2 xã vẫn xảy ra mỗi khi bước vào mùa khô, đỉnh điểm là mùa khô năm 2016-2017.

Trước thực trạng trên, năm 2017, tỉnh Gia Lai đã quyết định cấp hơn 17 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh cho huyện Chư Sê đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt dẫn nước sạch từ trung tâm huyện Chư Sê về nhằm giải quyết triệt để tình trạng này.

Dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng ngay trước Tết Nguyên đán 2018 (thời điểm bắt đầu bước vào mùa khô) đã đem lại niềm vui, niềm phấn khởi cho hàng ngàn người dân trên địa bàn 2 xã. Không những vậy, UBND huyện Chư Sê cũng đã xuất ngân sách huyện để hỗ trợ 100% tiền nước hằng tháng cho các hộ dân là đồng bào DTTS trên địa bàn 2 xã đặc biệt khó khăn này.

Hiện đã có 6/14 làng ở xã Ayun và 9/12 thôn, làng của xã Hbông (trong đó phần lớn là hộ nghèo và cận nghèo) được cung cấp nước sạch để phục vụ ăn, uống và sinh hoạt.

Trước đây, ngoài việc vất vả lo bữa ăn hằng ngày, người dân làng Dek, xã Hbông còn phải thường xuyên đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch để sinh hoạt, nhất là vào mùa khô. “Bây giờ, người dân làng mình không phải lo nước để ăn uống và sinh hoạt nữa, cảm ơn Nhà nước đã quan tâm đưa nước sạch về cho dân làng mình sử dụng. Mình hứa sẽ chí thú làm ăn, phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập, từng bước vươn lên thoát nghèo”, chị Kpah H’Vy (làng Dek, xã Hbông) phấn khởi nói.

Tương tự, không giấu được niềm phấn khởi, anh Đinh Liam (làng Tung Ke 1, xã Ayun) cho biết: “Dân làng mình rất vui, không phải lo thiếu nước sinh hoạt mỗi khi bước vào mùa khô nữa rồi. Trước đây, cứ mỗi khi bước vào mùa khô thì nguồn nước ở các giếng khoan bị khô cạn, người dân trong làng phải đi lấy nước sông, suối về để dùng dù nguồn nước không đảm bảo”.

Ông Phạm Ngọc Thanh, Chủ tịch UBND xã Ayun, huyện Chư Sê cho biết, hiện hệ thống đã cung cấp nước sạch cho 350 hộ với 1.543 khẩu của 6 làng gần trung tâm xã. 8 làng còn lại do ở xa bể nước chính nên nước sạch chưa về tới, tuy nhiên trong thời gian tới nếu xảy ra tình trạng thiếu nước ở những làng này thì xã sẽ hướng dẫn bà con về tại bể nước tập trung để lấy nước về dùng cho ăn uống và sinh hoạt.

Trong buổi đi kiểm tra thực tế công trình nước sạch tại 2 xã Ayun và Hbông mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang nhấn mạnh, dự án cấp nước sạch sinh hoạt cho 2 xã có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện sự quan tâm của tỉnh đối với người dân. Qua đó, từng bước khắc phục tình trạng thiếu nước sạch trầm trọng cũng như góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân ở hai xã trên. Chính quyền địa phương 2 xã Ayun và xã Hbông cần quản lý, khai thác tốt công trình, đồng thời, tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch tiết kiệm và hiệu quả. Bí thư Tỉnh ủy cũng chỉ đạo, huyện Chư Sê cần tiếp tục đầu tư mở rộng hệ thống cung cấp nước sạch sinh hoạt cho tất cả người dân các thôn, làng còn lại của xã Ayun và xã Hbông…

QUANG TẤN

Tin cùng chuyên mục
Hơn 420 hộ dân ở xã miền núi Tân Hóa bị ngập sâu trong nước lũ

Hơn 420 hộ dân ở xã miền núi Tân Hóa bị ngập sâu trong nước lũ

Đầu giờ chiều nay (20/9), trao đổi qua điện thoại với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Trương Thanh Duẩn - Chủ tịch UBND xã Tân Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) cho biết: “Hiện toàn xã có 428 hộ dân bị ngập trong nước. Trong đó, các hộ dân ở khu vực Cồn Ba đã ngập sâu 2m”.