Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Những vấn đề về an sinh xã hội trước áp lực dân số

PV - 14:59, 23/08/2019

 Chính phủ mới đây đã công bố kết quả sơ bộ Tổng Điều tra dân số và nhà ở năm 2019. Theo đó, tổng số dân của Việt Nam vào thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2019 là trên 96,2 triệu người; trong đó, nam là 47,88 triệu (chiếm 49,8%), nữ là 48,32 triệu; đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á và thứ 15 thế giới.

Theo các chuyên gia, dân số liên quan chặt chẽ tới tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và bền vững môi trường. Do đó, những vấn đề về an sinh xã hội (ASXH) của Việt Nam cũng đã và đang đặt ra nhiều thách thức.

Thời kỳ quá độ dân số ở Việt Nam sẽ đi vào giai đoạn kết thúc, biến đổi mức sinh và chết trong quá khứ đã tạo nên “cơ cấu dân số vàng” trong hiện tại song chứa đựng thách thức rất lớn về chất lượng lao động.

Khác biệt mức sinh còn lớn giữa các vùng, miền, nhóm xã hội đặt ra thách thức cho công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, sẽ gây thiếu nguồn nhân lực tương lai.

Những áp lực từ tăng dân số đã và đang đặt ra nhiều thách thức đối với ASXH. Những áp lực từ tăng dân số đã và đang đặt ra nhiều thách thức đối với ASXH.

Mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh bắt đầu phát ra những hệ quả về mặt xã hội cho thế hệ tương lai trong 10 năm tới, khi thế hệ sinh trong những năm 2000 đã bước vào độ tuổi thanh niên.

Tuổi thọ tăng, già hóa dân số nhanh gây áp lực lên hệ thống ASXH nói chung, đặc biệt là BHXH (nhất là hưu trí), BHYT. Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ, nhu cầu học tập của người cao tuổi đang đặt ra những “áp lực” cho hệ thống y tế và hệ thống giáo dục của Việt Nam.

Những nguy cơ trong sức khỏe sinh sản/tình dục như vô sinh, mang thai vị thành niên, nạo phá thai tiền hôn nhân và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, HIV/AIDS còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ trong bối cảnh xã hội biến đổi nhanh, mạnh và có “độ mở” lớn, tác động rất mạnh tới đời sống của thanh niên.

Xu hướng di cư nông thôn ra đô thị, tiến trình công nghiệp hoá, đô thị hóa, tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong 10 năm tới, lực lượng chủ yếu là thanh niên, Những tác động tiêu cực đến xã hội như áp lực cơ sở hạ tầng xã hội, đói nghèo gia tăng ở khu vực đô thị, chất lượng cuộc sống của người di cư đến suy thoái môi trường tự nhiên.

Di cư và dịch chuyển lao động quốc tế, đặc biệt lao động ở độ tuổi trẻ sẽ gia tăng trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng với quốc tế, tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN. Việc di cư tự do khó kiểm soát tiếp tục gây hệ luỵ, thậm chí nghiêm trọng (lao động bất hợp pháp ở nước ngoài, nạn buôn bán người…).

Quy mô dân số gần 100 triệu dân, áp lực lên tiêu dùng tài nguyên thiên nhiên và môi trường tự nhiên sẽ tiếp tục gia tăng khó kiểm soát…

Tại Việt Nam, các trụ cột của ASXH bao gồm BHXH tự nguyện và bắt buộc, BHYT, BH thất nghiệp, trợ giúp xã hội, xóa đói giảm nghèo và tiếp cận các dịch vụ cơ bản ngày càng được hoàn thiện và phát triển.

Quá trình phát triển hệ thống này, đang trở thành chỗ dựa vững chắc cho hầu hết mọi người dân, đảm bảo xã hội phát triển hài hòa đảm bảo coi trọng sự phát triển kinh tế cân bằng với phát triển các lĩnh vực xã hội, cuộc sống của người dân được ấm no, hạnh phúc.

Xây dựng một hệ thống ASXH với những đổi mới về công nghệ và tư duy hành chính, cũng như sự chung sức của toàn dân tham gia bảo hiểm, sẽ là chìa khóa để giải quyết tất cả những thách thức trên.

NGÂN HÀ

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.