Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Những “truyền nhân” văn hóa ở phum, sóc Khmer

Phương Nghi - 16:47, 08/09/2023

Hiện nay, tỉnh Sóc Trăng có 8 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó 5 di sản của đồng bào Khmer là Lễ hội đua ghe ngo, nghệ thuật trình diễn sân khấu Dù kê, nghệ thuật trình diễn dân gian múa Rom vong, nghệ thuật trình diễn nhạc Ngũ âm, nghệ thuật sân khấu Rô băm. Những loại hình nghệ thuật này đang được các nghệ nhân tâm huyết nỗ lực gìn giữ, truyền dạy, phát huy để phục vụ đời sống văn hóa tinh thần cho Nhân dân và phát triển du lịch.

Nghệ nhân Ưu tú Lâm Thị Hương và chồng (nghệ nhân Sơn Đel) là những “truyền nhân” của nghệ thuật truyền thống Rô băm
Nghệ nhân Ưu tú Lâm Thị Hương và chồng (nghệ nhân Sơn Đel) là những “truyền nhân” của nghệ thuật truyền thống Rô băm

Trong giới nghệ nhân chơi nhạc ngũ âm ở Sóc Trăng, khi nhắc đến Nghệ nhân Ưu tú Danh Sol (xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) ai cũng biết đến và đều gọi ông là bậc thầy dàn nhạc ngũ âm. Ông không chỉ chơi nhạc ngũ âm nổi tiếng mà còn là người thầy truyền dạy âm nhạc dân tộc nổi tiếng tại vùng đồng bào Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Năm nay, dù tuổi cao, sức yếu nhưng Nghệ nhân Ưu tú Danh Sol vẫn luôn quan tâm, hướng dẫn đội nhạc của chùa biểu diễn trong các lễ hội hay phục vụ đám tiệc trong xóm. Nghệ nhân Ưu tú Danh Sol tâm sự: “Nhạc ngũ âm vẫn được các thế hệ người Khmer gìn giữ và lưu truyền để phục vụ sinh hoạt văn hóa, tâm linh tại chùa và trong đời sống tinh thần của bà con trong các phum, sóc.

Hóa thân vào vai diễn nghệ thuật Rô băm Khmer
Hóa thân vào vai diễn nghệ thuật Rô băm Khmer

Ở Sóc Trăng, ngoài Nghệ nhân Ưu tú Danh Sol còn Nghệ nhân Ưu tú Lâm Thị Hương, Trưởng đoàn Nghệ thuật Rô băm Khmer Resmay Bưng Chông ở ấp Bưng Chông (xã Tài Văn, huyện Trần Đề) rất tâm huyết với nghệ thuật truyền thống. Nhận thấy giới trẻ hiện nay không còn mặn mà với loại hình Rô băm truyền thống, bà đã “truyền lửa”, đào tạo hơn 10 cháu (độ tuổi từ 11 - 16) học múa, diễn xuất nghệ thuật diễn xướng Rô băm.

Diễn viên Đoàn Nghệ thuật Dù kê Sơn Nguyệt Quang biểu diễn Dù kê phục vụ bà con
Diễn viên Đoàn Nghệ thuật Dù kê Sơn Nguyệt Quang biểu diễn Dù kê phục vụ bà con

Năm 2019, nghệ thuật Rô băm của dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nghệ thuật Rô Băm của Đoàn Nghệ thuật Rô băm Khmer Resmay Bưng Chông cũng đã được UBND Sóc Trăng công nhận là sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng đạt chuẩn OCOP 3 sao của tỉnh.

Đội nhạc ngũ âm chùa Chrôy Tưm Kandal (xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên) biểu diễn phục vụ du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng chùa
Đội nhạc ngũ âm chùa Chrôy Tưm Kandal (xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên) biểu diễn phục vụ du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng chùa

Ở Sóc Trăng còn có Đoàn Nghệ thuật Dù kê Sơn Nguyệt Quang (xã Viên An, huyện Trần Đề) với dàn diễn viên, nghệ sĩ đều là những người nông dân tại địa phương. Đoàn Nghệ thuật Dù kê Sơn Nguyệt Quang hiện có 29 thành viên, tuổi đời từ 28 đến 60. Các thành viên tham gia phục vụ theo tinh thần tự nguyện nên đều tự túc sắm đạo cụ, trang phục và tự lo kinh phí đi lại khi có lịch đi biểu diễn. Dù hoạt động trong điều kiện khó khăn nhưng các thành viên đều nỗ lực, nhiệt tình với mong muốn phát huy, lan tỏa những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc mình ra cộng đồng.

Ông Sơn Thanh Liêm, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: “Tỉnh đang triển khai thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 - 2030. Một số nội dung về bảo tồn, phát huy di sản văn hóa truyền thống của dân tộc Khmer gắn với phát triển du lịch sẽ được hỗ trợ từ nguồn kinh phí từ Dự án này. Đây là một trợ lực quan trọng để công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa truyền thống được thực hiện một cách bài bản, có lộ trình dài hơi".

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.