Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Những phong tục đẹp nhớ cội nguồn của người Việt dịp Tết

PV - 13:54, 21/01/2023

Ở bất kỳ một vùng miền nào trên đất nước Việt Nam ta, mỗi khi Tết đến Xuân về các con, các cháu đem lễ vật để dâng cúng tổ tiên, các cụ, ông bà, cha mẹ…, luôn được xem là một nét đẹp truyền thống theo đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “chim có tổ, người có tông”…

Gửi lễ cúng Tết, phong tục đẹp nhớ cội nguồn của người Việt - Ảnh 1.

Gửi lễ cúng Tết là một nét đẹp truyền thống theo đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “chim có tổ, người có tông” của người Việt

Gửi lễ cúng Tết là một phong tục đã có từ hàng nghìn năm nay của người Việt. Cách gửi lễ cúng Tết ở các vùng miền nước ta thường giống nhau, nghĩa là các anh chị em được sinh ra trong một gia đình, khi lấy vợ, gả chồng thành những gia đình nhỏ bé riêng biệt, khi Tết đến Xuân về thường mỗi nhà sắm sửa một số lễ vật mang tới nhà người con trưởng - người có trách nhiệm cúng giỗ thờ phụng cha mẹ, để dâng cúng cha mẹ (nếu cha mẹ đã khuất núi), hoặc cúng ông bà, tổ tiên (nếu bố mẹ còn sống).

Ở quy mô dòng tộc, các con, cháu các đời theo sự phân công đã định trong chi tộc, dòng họ cũng phải mang lễ vật đến một nhà "đầu ngành" để cúng Tết. Phong tục gửi lễ cúng Tết thường được duy trì tới 3 - 4 đời, tính từ hiện tại ngược về quá khứ. Cá biệt, có dòng họ, phong tục này được duy trì thậm chí 6 - 7 đời mới thôi…

Lễ vật mang đi cúng Tết thường không mang nhiều giá trị về vật chất, nhưng có ý nghĩa lớn về tâm linh, tinh thần, thể hiện lòng thành kính của con cháu hướng về tiên tổ. Thông thường lễ vật gửi cúng Tết là thẻ hương thơm, hộp hương vòng, kèm theo hộp mứt, gói bánh, chai rượu. Có một số vùng miền, lễ vật gửi cúng Tết là một số loại hoa quả, kèm theo bánh trái tự làm từ nguyên liệu sản xuất được.

Một số làng quê ở Thái Bình, Nam Định…, cách gửi lễ cúng Tết cũng khá lạ, bắt buộc phải có một cặp bánh chưng vuông. Dù có đủ đầy các thứ như bánh kẹo, mứt, hương…, mà thiếu bánh chưng thì coi như lễ vật chưa đủ đầy.

Hay như một số bản làng ở các tỉnh miền núi phía Bắc, tập tục mang lễ vật gửi cúng Tết bao giờ cũng phải có một gói thịt thú rừng hong khô, kèm theo một vò rượu ngô nhỏ…

Một phong tục đẹp nữa của người Việt trong ngày Tết cổ truyền là phong tục đi chúc Tết.

Vào dịp đầu Xuân năm mới, gia đình nào cũng rất chú trọng việc đi chúc Tết, bởi đây là một phong tục, một nghi thức không thể thiếu được. Việc chúc Tết các thành viên trong mỗi gia đình dòng họ, xóm giềng, bè bạn... thường phải được thực hiện trước, rồi mới đi chơi Tết, du Xuân trẩy hội.

Dù bận bịu đến đâu, nhưng bắt đầu từ sáng sớm ngày đầu năm mới và kéo dài cho tới hết mấy ngày Tết, các gia đình luôn cố gắng tụ họp các thế hệ để cùng nhau đi chúc Tết, từ nhà này sang nhà khác, từ làng trên xuống xóm dưới, từ trong thành phố ra tới tận các vùng ngoại ô. Vào nhà nào dịp Tết cũng đều nghe những lời chúc, câu chúc rộn ràng kèm nụ cười tươi rói.

Phong tục đi chúc Tết là nét đẹp văn hóa chứa đựng chất xúc tác, gắn kết tình cảm keo sơn giữa các gia đình, anh em trong dòng họ, xóm làng, bạn bè với nhau...

Tin cùng chuyên mục
Mai Châu (Hòa Bình): Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở vùng đồng bào DTTS

Mai Châu (Hòa Bình): Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở vùng đồng bào DTTS

Nhằm thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở, những năm qua, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã tích cực triển khai thực hiện Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Nhờ đó, các câu lạc bộ, đội văn nghệ truyền thống được quan tâm hỗ trợ; hệ thống thiết chế văn hóa tại các thôn, xã được đầu tư, xây dựng góp phần thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở, nâng cao đời sống Nhân dân.