Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Những nông dân tiến bộ ở xã Quảng Hiệp

PV - 14:21, 29/07/2019

Trước đây việc sử dụng máy tính, lướt Website còn khá xa lạ với nông dân xã Quảng Hiệp, huyện Cư M’gar, (tỉnh Đăk Lăk). Thế nhưng vài năm trở lại đây, nhiều nông dân trên địa bàn xã đã sử dụng Internet khá thành thạo để tìm kiếm những thông tin, kiến thức… Thông qua Internet, nhiều nông dân đã học hỏi được những kiến thức, cách làm hay, cũng như các tiến bộ khoa học-kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ những kiến thức khoa học-kỹ thuật tìm hiểu được Internet, mô hình kinh tế của anh Thắng (áo trắng) không ngừng phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhờ những kiến thức khoa học-kỹ thuật tìm hiểu được Internet, mô hình kinh tế của anh Thắng (áo trắng) không ngừng phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Hiện nay, mỗi khi cần tìm hiểu về giá cả thị trường, hay kiến thức khoa học-kỹ thuật anh Nguyễn Chiến Thắng ở thôn Hiệp Tiến, (xã Quảng Hiệp) chỉ việc dùng điện thoại thông minh, hoặc sử dụng máy vi tính để truy cập mạng Internet. Chỉ cần một vài thao tác click chuột đơn giản, anh Thắng đã nhanh chóng có được những thông tin mình cần.

Anh Thắng bắt đầu làm quen và sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin từ năm 2016. Từ những thông tin trên mạng, đã giúp anh tích lũy ngày càng nhiều kiến thức trong sản xuất nông nghiệp và ứng dụng hiệu quả vào sản xuất. Gia đình anh Thắng có 3,5ha đất canh tác cà phê, hồ tiêu. Trước đây, với cách làm chủ yếu dựa theo kinh nghiệm nên dù gia đình đã cật lực chăm sóc nhưng năng suất cây trồng vẫn đem lại không cao, (năng suất đạt 3 tấn/ha), năm nào cao cũng chỉ được 3,5 tấn... Sau khi tiếp thu những kiến thức từ việc sử dụng mạng Internet, anh đã biết áp dụng một số biện pháp phòng, trừ sâu bệnh cho cây trồng; kỹ thuật làm cành, bón phân cân đối cho cây cà phê, tiêu… nên vườn cây của gia đình anh phát triển tốt, hạn chế được sâu bệnh và cho năng suất ngày càng tăng, (năng suất bình quân đạt 4 tấn/ha). Hiện nay, với 1.000/2.000 trụ tiêu đang trong giai đoạn kinh doanh, mỗi năm anh thu được 4,5 tấn tiêu, sau khi đã trừ hết các chi phí đầu tư gia đình cũng có được nguồn thu nhập đáng kể.

Tương tự, Internet cũng trở thành người bạn không thể thiếu đối với anh Trương Hoàng Trung ở thôn Hiệp Hòa, xã Quảng Hiệp. Trước đây, để tưới cho 2ha cà phê, xen hồ tiêu gia đình anh Trung phải mất rất nhiều công sức. Qua tìm hiểu trên Internet, năm 2014 anh Trung đã mạnh dạn đầu tư lắp đặt hệ thống tưới nước tự động cho vườn cây qua việc đóng, ngắt cầu giao. Năm 2018, được Ngân hàng Thế giới (WB) hỗ trợ 100% vốn lắp đặt thiết bị tưới nước bằng điện thoại thông minh anh đã mạnh dạn chuyển đổi. Anh Trung cũng là một trong những hộ dân đầu tiên ở địa phương áp dụng mô hình tưới nước tự động qua điện thoại.

Giờ đây, việc tưới nước cho cà phê, tiêu của gia đình đã thuận lợi hơn rất nhiều. Mỗi lần tưới anh chỉ cần bấm điện thoại, tự động vườn cây được cung cấp đầy đủ nước. Đặc biệt, hệ thống tự động này không chỉ phục vụ tưới nước mà còn được anh sử dụng để bón phân cho cây trồng, phân bón được hòa tan trong một bể chứa và theo hệ thống ống dẫn tưới vào gốc cây. Anh Trung–chia sẻ: “Áp dụng công nghệ tưới nước tự động tôi đã thấy sướng lắm rồi, giờ tưới qua điện thoại lại càng thuận lợi hơn, giờ dù có ở bất cứ nơi đâu, TP. Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội chỉ cần có Wifi thì vẫn có thể tưới cho vườn cây, chứ không cần phải đến tận vườn để bật, tắt cầu giao điện…”.

Bên cạnh đó, nhờ những kiến thức khoa học-kỹ thuật tìm hiểu được từ Internet, mô hình kinh tế của anh Trung không ngừng phát triển, đem lại kinh tế ổn định cho gia đình. Với 2 trồng cà phê, xen thêm hồ tiêu, bình mỗi năm gia đình anh thu được 4 tấn cà phê/ha và 6 tấn tiêu, sau khi trừ hết chi phí đầu tư anh vẫn có được nguồn thu nhập khá…

Nhận thấy được vai trò quan trọng của công nghệ thông tin trong sản xuất, ngày càng có nhiều nông dân ở xã Quảng Hiệp tìm đến Internet. Nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư mua máy vi tính, kéo mạng để chủ động hơn trong việc khai thác thông tin về giá cả thị trường, kiến thức khoa học-kỹ thuật… Dù mới tiếp cận với máy vi tính và Internet chưa lâu nhưng với sự cần mẫn, chịu khó học hỏi, cộng với sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người biết sử dụng máy tính, số lượng hội viên, nông dân trên địa bàn biết sử dụng Internet để khai thác kiến thức ngày càng nhiều. Nhờ đó, việc sản xuất của người dân ngày càng hiệu quả...

Ông Lê Ngọc Quyết, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quảng Hiệp cho biết: “Sử dụng Internet để phục vụ sản xuất được các hội viên, nông dân trên địa bàn xã đã thực hiện từ nhiều năm trước đây, tuy nhiên những năm gần đây mới phát triển mạnh, nhất là từ năm 2015 đến nay. Toàn Hội hiện có hơn 1.800 hội viên thì nay đã có khoảng 70% hội viên đã biết sử dụng Internet để khai thác thông tin giá cả thị trường, tìm hiểu về khoa học-kỹ thuật…, đặc biệt trong đó có khoảng 50% hội viên sử dụng thành thạo. Từ đó, việc áp dụng khoa học- kỹ thuật của các hội viên, nông dân trên địa bàn rất đồng đều, nhiều mô hình đem lại hiệu quả rất là cao…”.

Có thể thấy, thông qua việc sử dụng Internet đã giúp nông dân xã Quảng Hiệp tiếp cận nhanh hơn với các tiến bộ khoa học-kỹ thuật, cải tiến phương thức làm ăn cũ lạc hậu, kém hiệu quả. Internet cũng đã giúp người nông dân nắm vững giá cả thị trường và tìm đầu ra cho sản phẩm… góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho gia đình.

TRUNG DŨNG

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.