Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Những người “giữ lửa” thời hội nhập

PV - 06:53, 12/03/2018

Trong cuộc sống hiện đại, phụ nữ Việt Nam nói riêng và phụ nữ phương Đông nói chung không còn đơn thuần giữ vai trò “nội trợ”, “giữ lửa” trong gia đình mà họ đã khẳng định được vai trò, vị trí và khả năng của mình ở tất cả các lĩnh vực trong xã hội.

Việt Nam cũng là nước có tỷ lệ lãnh đạo nữ tại các doanh nghiệp cao nhất khu vực Đông Nam Á và thuộc nhóm cao nhất châu Á.

“Đàn bà xây tổ ấm”

Từ xưa đến nay, người phụ nữ Việt Nam vẫn khẳng định vai trò “giữ lửa” trong gia đình. Nếu gia đình được coi là “tế bào của xã hội” thì người phụ nữ được coi là “hạt nhân” của tế bào này. Ảnh hưởng của người phụ nữ không chỉ tác động mà còn quyết định đến hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống gia đình. Gia đình có được ấm êm, hạnh phúc, tràn ngập tiếng cười cũng là nhờ sự khéo léo của người phụ nữ.

Hơn 100 phụ nữ Việt Nam tiêu biểu trên các lĩnh vực đã được biểu dương tại Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII năm 2017. Hơn 100 phụ nữ Việt Nam tiêu biểu trên các lĩnh vực đã được biểu dương tại Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII năm 2017.

 

Người phụ nữ không chỉ chăm lo cho gia đình về vật chất mà còn là người thắp lên ngọn lửa tình yêu, niềm tin, ước mơ hi vọng cho mỗi thành viên trong gia đình. “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, cho dù theo thời gian, chuẩn mực về người phụ nữ có thay đổi nhưng vai trò “thắp lửa” và “giữ lửa” cho gia đình của người phụ nữ thì không bao giờ thay đổi.

Trong gia đình, “người giữ lửa” không chỉ là giỏi quán xuyến, sắp xếp, tổ chức cuộc sống gia đình, nâng giấc, chăm lo bữa ăn cho các thành viên mà còn là hậu phương vững chắc, động viên, giúp đỡ chồng con vượt qua mọi khó khăn, áp lực trong cuộc sống. “Người giữ lửa” cũng là bến đỗ bình an, là chỗ dựa tinh thần cho các thành viên sau những giờ học tập, làm việc vất vả. Không phải ngẫu nhiên mà mọi người cho rằng “Đằng sau mỗi một người đàn ông thành đạt có bóng dáng của người phụ nữ biết hy sinh”. Và sự hy sinh của người phụ nữ cho gia đình trong xã hội nào cũng không gì có thể so sánh nổi.

“Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Hiện nay, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào các lĩnh vực của đời sống xã hội và giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. Lực lượng lao động và cán bộ nữ đang được tập hợp, tổ chức, động viên thông qua việc tham gia phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và các cuộc vận động do các cấp, các ngành, các địa phương phát động.

Trong các phong trào thi đua yêu nước, đã xuất hiện nhiều tài năng, điển hình tiên tiến trong thời kỳ phát triển mới. Tỷ lệ nữ tham gia công tác lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị thời gian qua có chiều hướng ngày càng tăng. Trong lĩnh vực kinh tế, lao động nữ tham gia nhiều ngành nghề mới mà trước đây chỉ dành cho nam giới; trong khoa học, công nghệ tỷ lệ phụ nữ tham gia chiếm gần 40% và tỷ lệ các nhà khoa học nữ đạt hơn 6%. Sự trưởng thành của phong trào phụ nữ, những đóng góp xứng đáng của các cấp hội phụ nữ đạt được trong thời gian vừa qua, đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận, trao tặng nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý. Nhiều tập thể, cá nhân nữ được tặng Huân chương Độc lập và Huân chương Lao động các hạng; hàng nghìn chị em được phong tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua toàn quốc, nhà giáo, thầy thuốc ưu tú; nhà giáo, thầy thuốc nhân dân; nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân….

Mới đây, báo cáo của Boston Consulting Group (BCG-Công ty tư vấn chiến lược của Mỹ) cho biết, tại Việt Nam đang có khoảng 25% vị trí CEO (giám đốc điều hành) và thành viên lãnh đạo tại các doanh nghiệp là nữ giới, cao nhất khu vực Đông Nam Á và thuộc nhóm cao nhất châu Á.

Tuy nhiên, trong bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu lần 26 diễn ra tại thủ đô Vácsava (Cộng hòa Ba Lan), Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã nhận định: “Kỷ nguyên kỹ thuật số tạo ra những cơ hội vàng cho mọi phụ nữ, đặc biệt là giảm đáng kể những rào cản đối với các nữ doanh nhân; đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với các quốc gia đang phát triển, đó là sự tụt hậu về phát triển kinh tế, sự lạc hậu về khoa học công nghệ, sự thiếu bền vững về môi trường, xã hội, đặc biệt đối với đội ngũ doanh nhân.

Để có thể phát triển, đủ sức cạnh tranh trong thời đại thương mại hóa toàn cầu, nữ doanh nhân vừa phải hoàn thành trọng trách người vợ, người mẹ trong việc chăm sóc con cái, giữ lửa tổ ấm gia đình, đồng thời cũng phải nỗ lực, cố gắng, luôn luôn đổi mới, sáng tạo để chèo lái con thuyền doanh nghiệp tới đích an toàn”.

ĐÀO HẰNG

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.