Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Những người con DTTS làm rạng danh thể thao Việt Nam

PV - 11:27, 02/03/2018

Xuất thân là người DTTS, trải qua gian khổ và khổ luyện, những năm qua, đã có không ít vận động viên đến từ các bản làng xa xôi của đất nước làm rạng danh thể thao nước nhà. Họ xứng đáng là người “truyền lửa” cho thanh niên các DTTS noi theo.

“Cặp đôi vàng” điền kinh họ Quách

Trong giới điền kinh châu Á, có lẽ ai cũng biết đến “cặp đôi” Quách Công Lịch-Quách Thị Lan, dân tộc Mường. Họ là hai anh em, là hai gương mặt thể thao nổi bật, “mỏ vàng” của điền kinh Việt Nam.

Tại Giải điền kinh Grand Prix châu Á năm 2017 được tổ chức tại Trung Quốc, Quách Thị Lan đã “mở hàng” Huy chương Vàng cho Đội tuyển điền kinh Việt Nam ở nội dung chạy 400m. Còn Quách Công Lịch, năm 2017 cũng đoạt 1 Huy chương Vàng và 2 Huy chương Bạc tại Giải điền kinh châu Á; 2 Huy chương Bạc, 1 Huy chương Đồng ở SEA Games 29 và 1 Huy chương Bạc Giải Malaysia mở rộng.

Thành tích cao là vậy nhưng ít ai biết, con đường đến với thể thao của hai anh em cũng chẳng mấy dễ dàng. Theo chia sẻ của Quách Công Lịch, ban đầu anh không phải là vận động viên chạy bộ. Với chiều cao 1,82m, khi tham gia Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh, anh được bố trí nhảy cao và thất bại.

Hai Vận động viên Quách Công Lịch và Quách Thị Lan Hai Vận động viên Quách Công Lịch và Quách Thị Lan

 

Nhìn thấy tương lai của một vận động viên thành tích cao ở Lịch, các huấn luyện viên đã xin đưa anh về luyện tập chuyên nghiệp tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh Thanh Hóa. Ban đầu, Lịch vẫn luyện… nhảy cao. Mãi đến tháng 2/2012, thầy Lưu Văn Hùng, HLV trưởng điền kinh Thanh Hóa nhìn thấy khả năng chạy bộ của Lịch tốt hơn nhảy cao nên đề xuất chuyển sang môn điền kinh. Đây chính là bước ngoặt trong cuộc đời của Lịch, đưa Lịch đến với những giải đấu tầm cơ châu lục.

 

Còn với Quách Thị Lan thì đỡ hơn với sự dìu dắt của anh trai mình. Năm 2009, khi đang học lớp 9 trường nội trú của huyện, sau nhiều lần gặt hái được thành tích cao tại các giải điền kinh học sinh, Lan được các huấn luyện viên điền kinh Thanh Hóa chọn vào Đội Điền kinh năng khiếu của tỉnh. Dấu mốc đầu tiên đối với Quách Thị Lan là năm 2012, cô lập kỷ lục cho điền kinh Việt Nam khi giành tới 3 Huy chương Vàng (HCV) và phá kỷ lục Giải vô địch điền kinh Đông Nam Á.

Quách Thị Lan chia sẻ: “Để gặt hái được những thành tích xuất sắc như ngày hôm nay, động lực lớn nhất đối với em là gia đình, bạn bè, đặc biệt là người anh trai luôn ở bên cạnh quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ”.

Những người hùng của U23 Việt Nam

Đó là hai anh em Bùi Tiến Dũng và Bùi Tiến Dụng (dân tộc Mường), thành viên Đội tuyển U23 Việt Nam-Á quân giải vô địch U23 châu Á 2018. Hai anh em thực sự là những tấm gương trong rèn luyện, thi đấu. Sinh ra và lớn lên ở làng Bào, xã Phúc Thịnh, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa), Dũng-Dụng cũng đã phải lăn lộn cùng bố mẹ lo cho cuộc mưu sinh chẳng mấy dễ dàng.

Sau khi U23 Việt Nam lập nên kỳ tích ở giải U23 châu Á 2018, Bùi Tiến Dũng-Bùi Tiến Dụng trở nên nổi tiếng không chỉ trong nước, trong khu vực mà cả trên thế giới. Nhất là thủ môn Bùi Tiến Dũng.

Sau trận cầu kịch tính và loạt sút luân lưu cân não, tuyển U23 Việt Nam đã xuất sắc đánh bại U23 Qatar, đối thủ nặng ký nhất cho chức vô địch giải U23 châu Á 2018.

Trong đó, với hai pha cản phá penanty thành công, thủ môn Bùi Tiến Dũng trở thành người hùng của bóng đá Việt Nam khi giúp U23 lần đầu tiên vào chơi một trận chung kết của một giải trẻ châu Á.

“Trụ đồng” Bùi Tiến Dũng sẽ giúp giấc mơ vô địch châu lục của U23 thành hiện thực? “Trụ đồng” Bùi Tiến Dũng.

 

Trước đó ở vòng chung kết U19 châu Á 2016, Bùi Tiến Dũng là nhân tố thầm lặng trong chiến tích giành vé dự U20 Thế giới 2017, diễn ra từ 20/5-11/6/2017.

Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) đã chọn anh là cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu giữa U20 Việt Nam và U20 New Zealand, diễn ra ngày 22/5/2017.

Cùng với người anh trai Tiến Dũng, tiền vệ Bùi Tiến Dụng cũng âm thầm đóng góp cho tuyển U23 Việt Nam. Năm 2017, trước thềm FIFA U20 World Cup, Tiến Dụng không may bị chấn thương, lỡ cơ hội tranh tài cùng đồng đội.

Tiền vệ Bùi Tiến Dụng (giữa) là một trong những con bài trong tay áo của HLV Park Hang Seo ở giải lần này. Tiền vệ Bùi Tiến Dụng (giữa) là một trong những con bài chiến lược của HLV Park Hang Seo ở giải vừa qua.

 

Khi lập đội hình tham dự U23 châu Á 2018, Tiến Dụng được gọi lên tuyển, ở đội hình dự bị. Trong trận chung kết giữa U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan, Tiến Dụng được đưa vào sân. Anh đã cùng đồng đội ngoan cường chiến đấu trước một đối thủ trên cơ, dưới cơn mưa tuyết.

Dõi theo các trận đấu của tuyển U23 Việt Nam, trước đó là tuyển U19, U20, cùng với Bùi Tiến Dũng, người hâm mộ không thể không nhắc đến tiền đạo Hà Đức Chinh, dân tộc Mường, quê ở Phú Thọ.

Trong khi Bùi Tiến Dũng là “trụ đồng” đáng tin cậy trong khung gỗ, ra vào hợp lý, bắt 11m cực “nhạy”; thì Đức Chinh luôn xông xáo, nhiệt huyết, “tả xung hữu đột” trên hàng công.

Chinh chơi tròn vai trong suốt chặng đường đầu tiên của U23 Việt Nam tại vòng chung kết U23 châu Á 2018.

Tiền đạo Hà Đức Chinh Tiền đạo Hà Đức Chinh

 

Nhưng ở thời khắc quan trọng, anh tỏa sáng để góp công đưa đội nhà vào đến chung kết. Ở trận tứ kết với Iraq, Đức Chinh đã đóng góp 1 bàn thắng bằng đầu, khiến hàng thủ cao to của đội bóng Tây Á phải ngỡ ngàng. Trong trận bán kết trước Qatar, Đức Chinh được vào sân thay cho đồng đội trong hiệp 2 và anh cùng toàn đội lại giành chiến thắng. Hiện tại, Đức Chinh đang là cầu thủ của SHB Đà Nẵng.

HỒNG MINH

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.