Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Những người Anh hùng lớn lên từ bản làng, Bài 2: Cil Míp Ha K’riêng và hành trình những bước chân

PV - 09:57, 04/05/2018

Hơn 30 năm trong nghề bưu chính, cũng là quãng thời gian từng ấy năm ông Cil Míp Ha K’riêng, Anh hùng Lao động, buôn Bneur C, xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng làm bạn với núi rừng, sông suối, ăn cơm nắm với muối trắng, vượt qua bao gian khó, hiểm nguy, chống chọi với những cơn đói và sốt rét rừng để nối mạch máu thông tin đến với đồng bào DTTS vùng sâu.

Câu chuyện về ông khiến những người trong ngành và bà con khắp vùng cảm phục và yêu mến.

13 năm chân trần băng rừng vượt suối

Vượt gần ba trăm cây số, qua những con đèo ngoằn nghoèo dưới tán thông già mát rượi, chúng tôi đến ngôi làng nhỏ của người Lạch (một nhóm của dân tộc Cơ-ho), xã Lát nằm dưới chân núi Lang Biang hùng vĩ. Ngôi làng người Lạch với những ngôi nhà nhỏ đặc trưng như những hộp diêm thấp thoáng trong những đồi thông bạt ngàn, những trang trại trồng rau, hoa quả xanh ngắt. Ngôi nhà gỗ nhỏ bình dị và ấm cúng của Anh hùng Ha K’riêng nằm ở cuối buôn chẳng có gì khác với những ngôi nhà đồng bào Cơ-ho khác.

Anh hùng Cil Míp Ha K’riêng cùng chiếc gùi theo ông đưa thư. Anh hùng Cil Míp Ha K’riêng cùng chiếc gùi theo ông đưa thư.

Ở tuổi 60, nhưng sức khỏe Anh hùng Cil Míp Ha K’riêng đã rất yếu, đôi mắt không nhìn thấy, đôi tai không nghe rõ, đôi chân không đi lại được nữa và trí nhớ cũng không còn minh mẫn như xưa. Song mỗi khi có ai nhắc đến những năm tháng còn làm nghề bưu chính, ông Ha K’riêng lại rơi nước mắt. Dòng suy tư của vị Anh hùng trầm lại khi lui ký ức về quá khứ, với nỗi nhớ nghề và những người chiến hữu cùng ông hoạn nạn băng rừng, lội suối làm nhiệm vụ đối diện với bao hiểm nguy.

Ông bảo, ngày đó chưa tách huyện, huyện Lạc Dương rộng lớn lắm, đường sá toàn đường rừng núi, sông sâu suối dữ nên không có ai chịu nhận công việc đưa thư. Thư từ, công văn, tài liệu hay bị thất lạc hoặc đến tay người nhận chậm trễ. Ngày nay, đồng bào Lạch nơi đây đã có cuộc sống kinh tế khá giả, đường sá rộng rãi, phẳng lì, đồng bào biết bảo tồn nhiều giá trị văn hóa truyền thống để phát triển du lịch. Vì thế mà nơi đây, được chọn làm điểm nhất định phải ghé thăm của mỗi du khách đến Đà Lạt.

Cuối năm 1982, ông đã xung phong nhận việc đưa thư và được Bưu điện tỉnh Lâm Đồng bố trí làm công nhân vận chuyển ở Bưu điện huyện Lạc Dương cùng 4 người khác. Phụ trách 3 tuyến đường thư từ Lạc Dương đi Đạ Cháy, Băng Tiên và ba xã Đầm Ròn là những tuyến đường rừng gian khổ, khó khăn và nguy hiểm. Tuyến ngắn nhất thì 12 giờ đi bộ, tuyến dài nhất 70km đường rừng mất một ngày một đêm, đi qua hai dốc dựng đứng và hai con suối nước chảy xiết. Mỗi tổ vận chuyển thư báo của ông phải thực hiện nhiều chuyến đi như thế. Chưa kể, thời gian dài cả chục năm bọn phản động Fulrô thường xuyên tổ chức phục kích trên các tuyến đường đến ngã ba Đầm Ròn.

Ông Ha K’riêng chia sẻ: Trong mỗi chuyến đi, chuyện bị nhỡ đường phải ngủ rừng, bụng đói, mưa ướt diễn ra như cơm bữa, rồi những cơn sốt rét rừng ập đến bất chợt và đối mặt với thú dữ trong rừng. Có hôm trời sương mù, ông và một đồng nghiệp đi cùng bị gấu rừng tấn công, người đồng nghiệp bị cào xước mặt mũi chân tay, ông tìm cách lao vào cứu đồng đội, xua đuổi con gấu. Sau này, trong một chuyến vận chuyển thư từ, công văn, đang nửa đêm ông và người đồng đội lại bị chó sói tấn công cướp đi cả tính mạng.

“Lúc đó, gia đình tôi can ngăn rất nhiều, vợ con, người thân không ai muốn cho tôi đi đưa thư nữa vì công việc quá nhiều nguy hiểm mà lương bổng cũng chẳng được là bao. Có đôi lúc tôi nản lòng muốn nghỉ việc nhưng cứ nghĩ đến đồng đội đã hy sinh, đến đơn vị và đồng bào của mình còn thiếu ăn, thiếu mặc và những lần đưa lá thư, tờ báo họ mừng khôn tả tôi lại tiếp tục theo nghề”.

Vinh dự lớn, trách nhiệm càng cao

Mang chiếc gùi mây cũ kỹ vì mưa nắng, sương gió đã theo ông cõng thư từ, công văn, tài liệu mấy chục năm càng làm ông thêm nhớ một thời hăm hở băng rừng vượt suối. “Gùi là phương tiện duy nhất đựng thư từ, công văn và cũng dễ dàng cải trang để tránh bọn Fulrô. Ngày nắng xếp tài liệu, công văn xuống đáy gùi rồi để các vật dụng khác để che đi, còn ngày mưa lấy tấm ni lông của mình phủ kín chiếc gùi che tài liệu”, ông cho hay.

Bưu điện huyện Lạc Dương nơi ông từng làm việc. Bưu điện huyện Lạc Dương nơi ông từng làm việc.

Đôi chân trần của chàng trai Cơ-ho vẫn cứ bền bỉ đi, vừa đi vừa luyện tập bước đều chân, khi mệt thì đi chậm lại, dù có nóng, khát cũng chỉ uống từng ngụm nhỏ. Suốt 13 năm liền đi bộ, Ha K’riêng đã đi được quãng đường bằng nhiều lần chiều dài đất nước. Đến năm 1995, Bưu điện tỉnh hỗ trợ ông mua chiếc xe Win để phục vụ công tác, ông mới đỡ vất vả hơn. Năm 2001, ông Ha K’riêng vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới. Vinh dự lớn thì trách nhiệm càng cao, Ha K’riêng thu xếp công tác và việc gia đình để học tập nâng cao trình độ, để phục vụ công việc ngày một tốt hơn. Ông tiếp tục được giao nhiều tuyến đường khó khăn, hiểm trở mà mùa mưa phải quấn xích vào lốp mới có thể đi được.

Ngoài ra, ông còn được buôn làng phong cho danh hiệu Anh hùng chân đất, bởi liên tục trong 13 năm đi bộ đưa thư, báo, công văn… trên tuyến đường rừng dốc cao, vực sâu từ Lạc Dương-Đầm Ròn (thuộc huyện Đam Rông ngày nay).

Nhìn lại cuộc sống riêng của vị Anh hùng, chúng tôi cũng không khỏi bùi ngùi, hai ông bà chỉ dựa vào mức lương hưu hơn 2 triệu đồng/tháng và 500 nghìn đồng tiền hỗ trợ thêm của Bưu điện tỉnh. Vợ ông là bà Rơ Ông K Hai làm nghề dệt thổ cẩm truyền thống nhưng cũng phải bỏ nghề vì không tiêu thụ được. Nhưng những gì mà Anh hùng Ha K’riêng đã làm cho vùng cao nguyên này thì ít người sánh được.

Đôi chân trần của chàng trai Cơ-ho vẫn cứ bền bỉ đi, vừa đi vừa luyện tập bước đều chân, khi mệt thì đi chậm lại, dù có nóng, khát cũng chỉ uống từng ngụm nhỏ. Suốt 13 năm liền đi bộ, Ha K’riêng đã đi được quãng đường bằng nhiều lần chiều dài đất nước. Đến năm 1995, Bưu điện tỉnh hỗ trợ ông mua chiếc xe Win để phục vụ công tác, ông mới đỡ vất vả hơn. Năm 2001, ông Ha K’riêng vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới.

LÊ HƯỜNG

Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng Trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.