Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Những ngôi nhà "bom" tại Lào

Duy Ly (theo Insider.com) - 10:24, 01/06/2022

Nhiều du khách đến Lào rất ngạc nhiên khi nhìn thấy vỏ bom xuất hiện tại nhiều nhà dân địa phương và được tái chế đầy sáng tạo. Đặc biệt là tại các ngôi làng ở tỉnh Xiêng Khoảng, người dân nơi đây đã sử dụng vỏ bom để xây dựng nhà cửa và chế tác các vật dụng sinh hoạt khác.

Cậu bé đứng trước ngôi nhà được xây bằng bom ở Xiêng Khoảng, Lào
Cậu bé đứng trước ngôi nhà được xây bằng vỏ bom ở Xiêng Khoảng, Lào

Trong cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, Lào là quốc gia bị ném bom nặng nề nhất tính theo đầu người trong lịch sử. Theo thống kê, những năm từ 1964 -1973, các máy bay chiến đấu của Mỹ đã thả hơn khoảng 2 triệu tấn bom xuống Lào. Và theo số liệu của NRA, kể từ năm 1964, hơn 50.000 người đã thiệt mạng hoặc bị thương do bom mìn ở Lào.

Sarah Goring, nhà tài trợ và quản lý thông tin công cộng tại Mines Advisory Group (Tổ chức phi lợi nhuận làm nhiệm vụ rà phá bom mìn chưa nổ (MAG) khỏi các vùng đất bị ảnh hưởng) cho biết, có tới 30% số bom không thể phát nổ khi va chạm và chúng vẫn là mối đe dọa chết người đối với người dân địa phương. 

Ở nhiều ngôi làng tại Lào, những quả bom và các di tích thời chiến đã trở thành một nhân tố quen thuộc trong đời sống hàng ngày và cảnh quan nơi đây. Ví dụ thùng nhiên liệu máy bay đã được người dân sử dụng làm ca nô. Vỏ những quả bom được tái sử dụng để làm máng trồng cây hay để bán sắt vụn. 

Bà Goring, một người dân địa phương cho biết, mặc dù biết công việc cưa bom là vô cùng nguy hiểm nhưng vì không có thu nhập nên nhiều người dân trong làng vẫn tham gia cưa bom để lấy sắt vụn, chấp nhận rủi ro”.

Bà Goring đứng cạnh chiếc cổng nhà được làm từ bom
Bà Goring đứng cạnh chiếc cổng nhà được làm từ vỏ bom

Ở Ban Napia, một ngôi làng thuộc tỉnh Xiêng Khoảng có một số hộ dân tận dụng kim loại từ bom làm thành sản phẩm dao, kéo, thìa... để bán.

MAG có một đường dây nóng khẩn cấp mà dân làng có thể gọi, nhưng nhiều người đã quen với việc tự rà phá bom, mìn. Kể từ khi công việc rà phá bom mìn bắt đầu từ những năm 90 của thập kỷ trước, hơn 1,7 triệu quả bom đã được MAG và các tổ chức khác ở Lào phá hủy thông qua công tác khắc phục hậu quả bom mìn. Họ phá hủy hầu hết các quả bom tại vị trí của chúng, thay vì chuyển chúng đi nơi khác.

Trước khi rà phá, đội tiến hành khảo sát khu vực để xác định vị trí nào có nhiều bom còn sót lại. Họ sơ tán người và động vật ra khỏi môi trường xung quanh trước khi tiến hành rà phá bom mìn. MAG ước tính vẫn cần "giải phóng" khoảng 1.600 km vuông đất còn ẩn chứa nhiều bom, mìn ở Lào.

Chiếc cano làm từ thùng nhiên liệu do Mỹ ném xuống trong chiến tranh Việt Nam
Chiếc cano làm từ thùng nhiên liệu do Mỹ ném xuống trong chiến tranh

Mới đây, dự án rà phá bom mìn do Mỹ tài trợ đã hoàn thành việc rà phá bom mìn trên diện tích hơn 57 ha đất tại huyện Yommalath, tỉnh Khammouane, Lào, với hơn 870 vật liệu nổ bị phá hủy, trả lại quỹ đất sạch cho người dân sản xuất và ổn định cuộc sống.

Với khoản tiền 500.000 USD do Mỹ tài trợ, dự án rà phá bom mìn sót lại sau chiến tranh của Lào dự kiến triển khai khảo sát trên diện tích hơn 690 ha đất ở tỉnh Khammouane. 


Tin cùng chuyên mục
Độc đáo chợ phiên Pu Nhi

Độc đáo chợ phiên Pu Nhi

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhân lên tình người vượt mưa lũ. Phát triển du lịch thông qua sản phẩm lưu niệm. Già làng Alăng Đàn làm cầu treo cho dân. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.