Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Những nghĩa cử ấm tình người trong đại dịch corona

Hiếu Anh - X.Thắng - 20:24, 08/02/2020

Những ngày qua, dư luận xã hội đã lên án mạnh mẽ trước những hành vi của một số cá nhân, công ty có hành vi thiếu ý thức hoặc trục lợi từ dịch bệnh virus corona như đăng tin bịa đặt gây hoang mang dư luận, hay bán khẩu trang tăng giá… Tuy nhiên, trong bối cảnh cả nước đang tập trung phòng chống dịch bệnh, có rất nhiều người dân, doanh nghiệp có hành động đẹp chung tay cùng cộng đồng đẩy lùi dịch bệnh.

Nhu cầu của người dân về khẩu trang tăng cao đột biến
Nhu cầu của người dân về khẩu trang tăng cao đột biến

Ấm áp tình người giữa mùa dịch

Theo ghi nhận, phần đa các cửa hàng, công ty kinh doanh dược phẩm đã và đang chung tay góp phần giúp xã hội đẩy lùi dịch bệnh do virus corona gây ra bằng những việc làm ý nghĩa.

Tiêu biểu như nhà thuốc P.P ở đường Hữu Hưng, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm (TP. Hà Nội), là một trong những cơ sở phát khẩu trang, nước muối và cồn sát khuẩn miễn phí cho người dân. Anh Phạm Phong Phú, chủ nhà thuốc chia sẻ, nhằm chung tay đẩy lùi dịch bệnh, trong 3 ngày từ 1 - 3/2, nhà thuốc đã phát miễn phí 750 chiếc khẩu trang y tế, 400 lọ nước muối và 1.080 lọ cồn sát khuẩn tới tận tay những người dân có nhu cầu. “Lượng hàng phát ra chưa phải là lớn, nhưng chúng tôi mong muốn góp một phần sức lực nhỏ bé của mình vì lợi ích chung của cộng đồng. Mong rằng, dịch bệnh sẽ sớm bị đẩy lùi và được xử lý triệt để”, anh Phú nói.

Hay trong đêm 5/2, tại khu chung cư HH Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai (Hà Nội), một hiệu thuốc bán khẩu trang y tế với giá gốc đã thu hút hàng trăm người dân tìm tới mua. Để phục vụ người dân phòng chống dịch, tiệm thuốc chỉ bán tối đa mỗi người 1 hộp khẩu trang y tế 3 lớp gồm 48 chiếc với giá 35 nghìn đồng.

Một người dân ở đây chia sẻ: “Trong thời điểm này, việc làm của hiệu thuốc trên thực sự là một hình ảnh đẹp, đậm tình người. Mong rằng các cơ sở kinh doanh khác hãy đặt lợi ích cộng đồng lên trên lợi nhuận để cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh”.

Bỏ lợi nhuận để may khẩu trang

Nhằm góp phần giải quyết tình trạng khan hiếm khẩu trang, nhiều doanh nghiệp may mặc đã phải từ bỏ sở trường chuyển sang may khẩu trang. Tập đoàn Dệt May Việt Nam là một trong những đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ để sản xuất mặt hàng này nhằm bình ổn giá thị trường.

Ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết, ngay sau khi nhận được sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, trong những ngày cuối tuần, sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Tập đoàn đã có điện khẩn gửi các đơn vị thành viên, đặc biệt là Công ty TNHH MTV Dệt kim Đông Xuân và Tổng Công ty May Đồng Nai. Theo đó, với Dệt kim Đông Xuân đề nghị sản xuất vải dệt kim kháng khuẩn, còn May Đồng Nai sản xuất vải không dệt kháng khuẩn để cung ứng cho một số đơn vị ngành may sản xuất các loại khẩu trang kháng khuẩn. 

Những ngày đầu, do là mặt hàng mới, nên mỗi công nhân chỉ sản xuất trung bình được khoảng 100 sản phẩm/ngày. Đến nay, công suất đã nâng lên 300 - 400 sản phẩm/người/ngày. Dự kiến, trong thời gian tới, Công ty sẽ cung ứng ra thị trường 300 - 400 nghìn sản phẩm/ngày. Hiện, giá của một chiếc khẩu trang thành phẩm của Dệt kim Đông Xuân tái sử dụng 30 lần có giá 7.000 đồng, đã bao gồm VAT. Mặc dù giá này Công ty gần như không có lãi, song vẫn cam kết giữ nguyên mức giá và không thay đổi chất lượng.

Thời gian tới, Tập đoàn và các đơn vị thành viên sẽ phát miễn phí khoảng nửa triệu khẩu trang cho các địa phương nơi có doanh nghiệp trú đóng”.

Ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam


Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.