Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Những miền "đất khó” Quảng Trị chuyển mình: Dẫn nước sạch về xã chiến khu Ba Lòng (Bài 1)

Phạm Tiến - 11:59, 18/06/2024

Những năm gần đây, đời sống của đồng bào DTTS ở những địa bàn khó khăn của tỉnh Quảng Trị đang có sự chuyển mình tích cực. Đặc biệt, chất lượng cuộc sống của đồng bào đang từng bước được nâng lên. Thành quả này là từ quá trình thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước dành cho đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn. Nổi bật gần đây nhất, là việc triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Chương trình triển khai với nhiều dự án, nội dung thành phần nhằm giải quyết những vấn đề cấp thiết trong vùng đồng bào DTTS. Dự án dẫn nước sạch về xã chiến khu Ba Lòng, chấm dứt tình cảnh bà con phải chắt chiu từng giọt nước trong mùa khô là một minh chứng.

(Bài CĐ Quảng Trị- KH): “Đất khó” trở mình. Bài 1: Dẫn nước sạch về chiến khu Ba Lòng
Mùa khô dòng Đakrông cạn nước, mực nước ngầm xuống thấp nên đồng bào ở thôn 5, xã Ba Lòng thường thiếu nước sinh hoạt

Từ mùa khô năm nay, đồng bào ở thôn 5, xã chiến khu Ba Lòng đã không còn phải xếp hàng chắt chiu từng giọt nước từ khe suối mang về nhà. Bởi, đã có nước sạch,đảm bảo vệ sinh, đi theo hệ thống đường ống của công trình nước sinh hoạt tập trung dẫn nước về từng hộ dân.

Thôn 5, xã Ba Lòng, huyện Đakrông (Quảng Trị), có hơn 70 hộ gia đình đồng bào Bru Vân Kiều sinh sống. Bao năm qua, vào mùa khô là đồng bào nơi đây lại rơi vào tình cảnh thiếu nước sinh hoạt. Dù tỉnh, huyện và xã rất quan tâm, nhưng tiềm lực có hạn nên chưa thể đầu tư hệ thống nước sạch để bà con có đủ nước sinh hoạt trong mùa khô. 

Cho đến khi Chương trình MTQG 1719 được thực hiện, một công trình nước sạch với tổng mức đầu tư hơn 3 tỷ đồng được xây dựng ở thôn 5. Sau nhiều tháng triển khai thi công, công trình nước sạch đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Từ mùa khô năm nay, vấn đề cấp bách về thiếu nước sinh hoạt cho bà con đồng bào ở thôn 5, xã chiến khu Ba Lòng đã được giải quyết triệt để.

Có mặt tại thôn 5, trong những ngày cao điểm của mùa khô. Hình ảnh bà con nối hàng gùi can, chai nước từ suối về đã không còn như trước nữa. Thay vào đó, nước sạch đã được dẫn thẳng về nhà từng hộ dân theo đường ống của công trình nước sạch tập trung. Do được xây bể chứa, hệ thống lắng, lọc nên nước đảm bảo chất lượng. Những ngày cao điểm của mùa khô, bà con cũng không thiếu nước sạch để sinh hoạt.

Từ mùa khô năm nay, tình trạng bà con thôn 5 chắt từng ca nước như vậy sẽ lùi vào dĩ vãng
Từ mùa khô năm nay, tình trạng bà con thôn 5 chắt từng ca nước như vậy sẽ lùi vào dĩ vãng

Chị Hồ Thi Bay phấn khởi nói: “Bây giờ thì sướng lắm rồi chú ơi. Nước chảy về tận nhà chứ không như trước phải đi gùi ở khe về để dùng. Vào dịp cao điểm, khe suối cũng khô nẻ nên dùng cũng phải dè xẻn…..”

Theo thông tin của huyện, công trình nước sạch tập trung ở thôn 5, xã Ba Lòng do UBND huyện Đa Krông làm chủ đầu tư. Đây là công trình sử dụng nguồn vốn từ Chương trình MTQG 1719, với tổng mức đầu tư hơn 3 tỷ đồng. Quy mô công trình gồm hệ thống đường ống dẫn nước dài hơn 4,1km. Trong đó, có 2,5km đường ống chính và 1,6 km đường ống nhánh. Trên công trình được bố trí 13 bể chứa, trong đó xây mới 6 bể và 7 bể được cải tạo từ bể cũ.

Sau khi có chủ trương đầu tư, chính quyền địa phương đã gấp rút hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Nhà thầu cũng triển khai thi công theo đúng tiến độ, nhiều hạng mục như bể chính, bể phụ, đường ống…lần lượt được hoàn thành. Đến nay, công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng, cấp nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh cho hơn 90 hộ dân, trong đó có 70 hộ hộ người Bru- Vân Kiều. 

Chia sẻ với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, bà Hoàng Y Lê Va, Chủ tịch UBND xã Ba Lòng, huyện Đa Krông, cho biết: “Thôn 5 đã từng có hệ thống nước tự chảy. Tuy nhiên, do xây dựng đã lâu nên xuống cấp, về mùa khô người dân thiếu nước sinh hoạt. Được sự quan tâm của cấp trên, Chương trình MTQG 1719 đã đầu tư xây dựng công trình nước tập trung bà con rất phấn khởi. Đây là công trình rất thiết thực, có ý nghĩa dân sinh lớn”.

Không chỉ công trình nước sạch tập trung ở thôn 5, xã Ba Lòng, năm 2024 toàn tỉnh Quảng Trị được phân bổ 178,5 tỷ đồng để thực hiện Chương trình MTQG 1719. Theo đó, UBND tỉnh đã dành hơn 73 tỷ đồng để đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Trong đó, có nhiều công trình nước sạch, đường giao thông, trường học… đã hoàn công đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả. Qua đó, góp phần làm thay đổi diện mạo vùng nông thôn miền núi, chất lượng cuộc sống của đồng bào DTTS theo đó đang từng bước được nâng lên.  

Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Nhờ sử dụng đạt hiệu quả cao nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện An Lão (Bình Định) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.