Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Những kết quả bước đầu trong thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Qùy Châu

An Yên - 07:15, 14/11/2023

Dẫu gặp khó khăn do một số văn bản hướng dẫn chưa cụ thể; nguồn vốn phân bổ chậm vào cuối năm… nhưng nhiều dự án, công trình, nội dung thành phần thuộc Chương trình MTQG 1719 ở Quỳ Châu (Nghệ An) đang được địa phương quyết liệt chỉ đạo, tổ chức thực hiện theo kế hoạch, đảm bảo chất lượng, đúng đối tượng thụ hưởng. HIện nay, huyện đang nỗ lực, bằng nhiều giải pháp để nâng cao tỷ lệ giải ngân nguồn vốn, với mục tiêu cao nhất là có thêm nhiều dự án được đưa vào sử dụng, đáp ứng niềm mong đợi của người dân ở những địa bàn còn nhiều khó khăn.

Chương trình MTQG 1719 đang được huyện Quỳ Châu kỳ vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt bản làng - Trong ảnh: một góc thị trấn Tân Lạc huyện Quỳ Châu
Chương trình MTQG 1719 đang được huyện Quỳ Châu kỳ vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt bản làng - Trong ảnh: một góc thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu

Quỳ Châu là huyện miền núi vùng cao của tỉnh Nghệ An, với hơn 78% đồng bào DTTS. Toàn huyện đang có 9/12 xã ĐBKK (xã khu vực III) và 53 bản ĐBKK (gồm 52 bản ĐBKK thuộc xã khu vực III, 1 bản ĐBKK thuộc xã khu vực I). Cũng bởi vậy, mà số hộ nghèo trên địa bàn huyện vẫn còn ở mức cao, chiếm 37% theo số liệu cuối năm 2022.

Trước thực tế đó, ngay khi Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) có hiệu lực, địa phương đã quyết liệt triển khai thực hiện, với hi vọng nguồn vốn từ chương trình này sẽ góp phần đổi thay bản làng, gìn giữ bản sắc văn hóa, nâng cao đời sống, tạo việc làm và ổn định cuộc sống cho người dân.

Theo kế hoạch, nguồn vốn ngân sách Trung ương giao thực hiện Chương trình trong hai năm 2022 và 2023, là hơn 182 tỷ đồng. Cụ thể, đối với nguồn vốn đầu tư phát triển được bố trí, năm 2022 địa phương đã triển khai khởi công mới 45 công trình và hỗ trợ xây mới 11 nhà ở; năm 2023, địa phương đã bố trí thực hiện 45 công trình chuyển tiếp, 1 công trình khởi công mới và hỗ trợ xây mới 22 nhà ở. Riêng vốn sự nghiệp, năm 2022 huyện  thực hiện 8 dự án và năm 2023 thực hiện 9 dự án.

Lãnh đạo huyện Quỳ Châu cho biết: Mặc dù còn nhiều khó khăn, vướng mắc về cơ chế, các văn bản hướng dẫn cần phải điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung, tuy nhiên sau rất nhiều nỗ lực, chỉ đạo quyết liệt của cả hệ thống chính trị, kết quả giải ngân đến 15/10/2023  đạt 25,38% kế hoạch.

Xây dựng chợ xã Châu Hạnh
Xây dựng chợ xã Châu Hạnh

Trong đó, đối với một số nội dung, dự án đảm bảo cơ sở, cơ chế, tính pháp lý, tiến độ các dự án đang được huyện Quỳ Châu quyết liệt thực hiện. Như nội dung số 2 về hỗ trợ nhà ở theo Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, Huyện đã thực hiện hỗ trợ nhà ở cho 33 hộ làm mới. Đáng chú ý, có 11 nhà xây mới từ nguồn vốn năm 2022 đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng , 22 nhà xây mới từ nguồn vốn năm 2023 đang tổ chức triển khai thực hiện.

 Cũng thực hiện Dự án 1, với nội dung số 4 về hỗ trợ nước sinh hoạt,  địa phương đã lập kế hoạch xây dựng 3 công trình và tất cả các công trình hiện đang thi công. Riêng nước sinh hoạt phân tán, năm 2022 đã thực hiện hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 184 hộ nghèo trên địa bàn 4 xã Châu Hạnh, Châu Hội, Châu Thuận, Châu Hoàn. Từ nguồn ngân sách tỉnh, có 18 hộ trên địa bàn xã Châu Hạnh được thụ hưởng.

Trong thực hiện Tiểu dự án 1 về đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng DTTS&MN thuộc Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc. Từ nguồn vốn đầu tư phát triển này, huyện Quỳ Châu đã được đầu tư xây dựng 35 công trình gồm 18 công trình văn hóa, 7 công trình giáo dục, 4 công trình giao thông, 4 công trình thuỷ lợi, 2 công trình y tế.

 Đến nay. có 9/35 công trình đã hoàn thành, 26 công trình đang thi công. Với nguồn vốn sự nghiệp thì đã tiến hành duy tu, bảo dưỡng 1 công trình giáo dục và 1 công trình giao thông. Có 2 công trình đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ vùng đồng bào DTTS&MN theo nội dung 2 của Dự án 4, thì đã có 1 công trình đưa vào sử dụng, 1 công trình đang thi công dang dở.

Thực hiện Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.Theo nội dung Tiểu dự án 1 về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết vị cho các trường PTDTNT, bán trú, có học sinh bán trú, nguồn vốn đầu tư phát triển đã thực hiện xây dựng 3 công trình giáo dục; vốn sự nghiệp các năm 2022 đã thực hiện để hỗ trợ cung cấp, nâng cấp, sửa chữa trang thiết bị dạy học trường PTDTNT THCS Quỳ Châu, trường PTDTBT THCS Châu Phong, trường THCS Châu Bình…; còn năm 2023 đã được UBND huyện ban hành kế hoạch và giao nhiệm vụ cho các trường PTDNT THCS Quỳ Châu, PTDTBT THCS Châu Phong, THCS Châu Bình…

Bồn nước tập kết tại xã Châu Bình chuẩn bị cấp phát cho người dân theo chương trình nước sinh hoạt phân tán
Bồn nước tập kết tại xã Châu Bình chuẩn bị cấp phát cho người dân theo Dự án 1, Chương trình MTQG 1719

Riêng Tiểu dự án 3 của Dự án 5 về phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS&MN; năm 2022 đã tổ chức được 10/10 lớp đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo nghề dưới 3 tháng với 324 học viên tham gia; năm 2023, Trung tâm GDNN-GDTX huyện đã tổ chức khai giảng 14 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, 12 xã, thị cũng đã tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền theo kế hoạch…

Triển khai Dự án 6 về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch, nguồn vốn đầu tư phát triển đang xây dựng 3 công trình nhà văn hoá cộng đồng và các công trình phụ trợ của 3 thôn, bản; nguồn vốn sự nghiệp đã giao nhiệm vụ thực hiện nội dunghỗ trợ hoạt động cho đội văn nghệ truyền thống bản Đồng Minh, xã Châu Hạnh” để địa phương thực hiện.

Thực hiện Dự án 7 về chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, Huyện Quỳ Châu đã giải ngân  đến các đơn vị, cơ sở thực hiện mua máy siêu âm xách tay 2 đầu dò, dao hàn mạch cho trung tâm y tế; tổ chức truyền thông cung cấp dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh thường gặp cho 1.600 người cao tuổi, cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia, cung cấp dịch vụ dân số, KHHGĐ tại các xã khu vực II, III; Tổ chức trình diễn thức ăn cho trẻ dựa trên các sản phẩm/thực phẩm tại thôn bản cho 600 đối tượng là phụ nữ có thai và bà mẹ có con dưới 2 tuổi, triển khai mô hình chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời cho trẻ…

Một dự án trường học đang được xây dựng tại thị trấn Tân Lạc
Một dự án trường học đang được xây dựng tại thị trấn Tân Lạc

Với các nội dung của Dự án 8 về thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em, từ nguồn kinh phí được giải ngân trong 2 năm 2022, 2023, các đơn vị, ban ngành, tổ chức được giao đã thực hiện được những phần việc như: Ra mắt và tặng 10 loa kéo cho 10 tổ truyền thông cộng đồng; Tổ chức 6 cuộc truyền thông tại 6 xã, với 540 người tham gia (nguồn kinh phí năm 2022); Năm 2023 là 3 cuộc truyền thông tại 3 xã, với 180 người tham gia; Tổ chức tập huấn hướng dẫn, vận hành địa chỉ tin cậy cộng đồng cho 4 xã và ra mắt mô hình và tặng cơ sở vật chất cho địa chỉ tin cậy cộng đồng tại các xã; Tổ chức 3 cuộc đối thoại chính sách tại 3 xã, với 450 người tham gia; tập huấn hướng dẫn giám sát và đánh giá bình đẳng giới cho cán bộ xã, bản tại 4 xã với 420 người tham gia, tập huấn lồng ghép giới cho cán bộ xã, xóm, bản tại 4 xã với 520 người tham gia.

Thực hiện Dự án 9 về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống của các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù, toàn huyện cũng đã in 50 băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền về phòng chống tảo hôn cho 12 xã, thị trấn Tân Lạc; xây dựng mới 2 cụm Pano tuyên truyền về phòng chống tảo hôn đặt tại xã Châu Phong, Châu Hội; tổ chức 1 cuộc hội nghị tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về hôn nhân và phòng ngừa tảo hôn với 95 người tham gia.

Ở Dự án 10, huyện đã tổ chức 1 cuộc hội nghị biểu dương, tôn vinh người có uy tín tiêu biểu với 115 người tham gia; tổ chức 1 đoàn (36 người) đi tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Thanh Hoá và tỉnh Hoà Bình trong thời gian 4 ngày; xây dựng 8 bản tin tuyên truyền công tác dân tộc, chính sách dân tộc bằng song ngữ (tiếng phổ thông và tiếng dân tộc Thái) phát trên đài truyền thanh cơ sở 12 xã, thị trấn. Đồng thời, tổ chức 1 lớp tập huấn bồi dưỡng về chuyển đổi số trong tổ chức triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 với 112 người tham gia; “Thiết lập điểm hỗ trợ đồng bào DTTS ứng dụng công nghệ thông tin cho xã Châu Hạnh”.

Theo lãnh đạo huyện Quỳ Châu, xác định nguồn lực quan trọng từ Chương trình MTQG 1719 nhằm thúc đẩy toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi, thời gian qua, huyện Quỳ Châu đã và đang nỗ lực, bằng nhiều giải pháp để nâng cao tỷ lệ giải ngân nguồn vốn, với mục tiêu cao nhất là có thêm nhiều dự án được đưa vào sử dụng, đáp ứng niềm mong đợi của người dân ở những địa bàn còn nhiều khó khăn.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.