Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Những đối tượng nào sẽ được tăng lương tối thiểu từ 1/7/2022?

BĐT - 14:25, 04/05/2022

Theo quy định mới về tiền lương, kể từ 1/7/2022 những nhóm đối tượng lao động dưới đây sẽ được tăng lương tối thiểu lên 6%.

 Hội đồng Tiền lương quốc gia đã đồng thuận và chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022 ở mức 6% để trình Chính phủ xem xét quyết định.
Hội đồng Tiền lương quốc gia đã đồng thuận và chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022 ở mức 6% để trình Chính phủ xem xét quyết định.

Sau hai phiên thảo luận về vấn đề tăng lương tối thiểu vùng cho lao động trong các doanh nghiệp, 15/17 thành viên của Hội đồng tiền lương quốc gia đã đồng ý tăng lương tối thiểu từ ngày 01/7/2022 với mức tăng là 6% so với hiện nay.

Kết thúc phiên họp, Hội đồng tiền lương quốc gia đã chốt phương án được đa số các thành viên đồng ý để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

Nếu phương án này được Chính phủ thông qua, tiền lương tối thiểu vùng được áp dụng trong thời gian tới sẽ xác định theo từng vùng như sau:

Khoản 1 và khoản 2 Điều 90 Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định rõ tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Ngoài ra, mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Theo đó, tiền lương tối thiểu trả cho người lao động (chưa bao gồm phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác) phải ít nhất bằng mức lương tối thiểu vùng được công bố.

Như vậy, nếu mức lương tối thiểu vùng năm 2022 tăng đúng như dự kiến thì từ ngày 01/7/2022, các doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh tiền lương cho phù hợp để trả cho người lao động.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Doanh nghiệp chỉ buộc phải tăng lương cho những người lao động đang được trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mới. Cụ thể, doanh nghiệp phải tăng lương cho người lao động ở vùng I nếu mức lương đang thấp hơn 4,68 triệu đồng/tháng, đối với người lao động vùng II sẽ là dưới 4,16 triệu đồng/tháng.

Người lao động trong doanh nghiệp ở vùng III có mức lương thấp hơn 3,63 triệu đồng/tháng và người lao động ở vùng IV có mức lương dưới 3,25 triệu đồng/tháng thì doanh nghiệp cũng phải tăng lương cho người lao động.

Với những trường hợp đã được trả lương cao hơn mức lương tối thiểu vùng mới, doanh nghiệp không có trách nhiệm phải tăng lương.

Nếu trả lương thấp hơn lương tối thiểu vùng được công bố, doanh nghiệp sẽ bị phạt vi phạm hành chính theo khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

- Vi phạm từ 01 - 10 người lao động: Phạt 20 - 30 triệu đồng.

- Vi phạm từ 11 - 50 người lao động: Phạt 30 - 50 triệu đồng.

- Vi phạm từ 51 người lao động trở lên: Phạt 50 - 75 triệu đồng.

Ngoài ra, người sử dụng lao động còn phải trả đủ tiền lương và thêm một khoản tiền lãi cho người lao động./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.