Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Những di sản văn hóa vô giá...

PV - 11:00, 04/12/2019

Nhân sự kiện Hội thảo “Tiếp tục vun đắp mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào và chia sẻ kinh nghiệm về công tác dân tộc” được tổ chức tại tỉnh Nghệ An, ông Khăm Bay Đăm Lắt Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước đã có bài tham luận: Các di sản văn hóa vô giá của các dân tộc sinh sống dọc theo biên giới Việt Nam-Lào. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng gửi đến bạn đọc trích lược nội dung bài tham luận.

 Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước Khăm Bay Đăm Lắt tặng quà lưu niệm cho Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến trong chuyến thăm Việt Nam (tháng 12/2018).
 Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước Khăm Bay Đăm Lắt tặng quà lưu niệm cho Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến trong chuyến thăm Việt Nam (tháng 12/2018).

Lào - Việt Nam là hai nước láng giềng luôn kề vai sát cánh bên nhau, núi liền núi, sông liền sông, có chung đường biên giới dài hơn 2.300km với 55 tộc người cùng chung sống tại khu vực biên giới của hai nước. Các dân tộc sinh sống dọc theo biên giới Lào - Việt có mối quan hệ gắn bó, mật thiết, là họ hàng, con dâu con rể… và là đất nước anh em đi lại thăm hỏi nhau từ lâu đời. Mối quan hệ đặc biệt, có một không hai đó, bắt nguồn từ sự gần gũi về địa lý, là sự hợp tác chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước ngày nay.

Lào và Việt Nam đều có nhiều dân tộc, nhiều ngôn ngữ; có truyền thống lịch sử lâu đời trên bán đảo Đông Dương. Đặc điểm đó đã trở thành mối quan hệ máu thịt, bền chặt tại khu vực biên giới, nhất là phương thức sản xuất, tiện nghi sinh hoạt của các dân tộc sinh sống tại khu vực biên giới giữa hai nước đều có tính tương đồng. Do vậy, trên cơ sở mối quan hệ và sự thân tình mật thiết là điều kiện về mặt lịch sử và xã hội đầu tiên để tạo thành sợi dây gắn kết và trao đổi văn hóa qua nhiều đời, nhiều thế hệ của Nhân dân hai nước Lào - Việt Nam. Cả hai quốc gia Lào – Việt Nam có nhiều nét tương đồng về văn hóa, đặc biệt là truyền thống giàu lòng nhân ái, bao dung, tôn trọng các giá trị văn hóa, phong tục, tập quán. Trải qua quá trình cộng cư, sinh sống xen lẫn của cư dân Lào và cư dân Việt đã tạo nên mối quan hệ tương đồng giữa văn hóa làng - nước của người Việt và văn hóa bản - mương (trong đơn vị hành chính của lào thì mương (muang) là huyện ) của người Lào.

Các dân tộc khu vực biên giới Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào có truyền thống đoàn kết, thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau vì sự nghiệp cách mạng của hai nước là không có giới hạn, điều đó được thể hiện sinh động qua con đường Hồ Chí Minh huyền thoại đã đi qua phần đất Lào để tiến xuống giải phóng miền Nam Việt Nam, thống nhất đất nước và cuối cùng hai nước đã hoàn toàn được giải phóng và thống nhất.

Lào và Việt Nam đều nhận thức sâu sắc được về ý nghĩa quan trọng đặc biệt của hai dân tộc. Do đó, hai nước luôn coi trọng và tiến hành hợp tác tuyên truyền cuộc sống mới, giữ gìn, bảo vệ và xây dựng, phát triển đất nước cũng như truyền thống văn hóa tốt đẹp của mỗi nước. Hằng năm, hai nước đã cùng nhau xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ với rất nhiều hình thức, đa dạng, phong phú như: Trao đổi đoàn nghệ thuật biểu diễn, tổ chức chương trình nghệ thuật với chủ để về đất nước và Nhân dân hai dân tộc, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về đất nước, con người và mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước, hợp tác trong in ấn, xuất bản các ấn phẩm báo chí, văn hóa và điện ảnh….

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh chào xã giao Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước Khăm Bay Đăm Lắt trong chuyến thăm và làm việc tại Lào.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh chào xã giao Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước Khăm Bay Đăm Lắt trong chuyến thăm và làm việc tại Lào.

Hai bên đã giúp đỡ nhau về trang thiết bị, phương tiện in ấn, điện ảnh, phát thanh, truyền hình. Đồng thời, đã phối hợp trong công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục bồi dưỡng cho Nhân dân hai nước biết và hiểu sâu sắc hơn về mối quan hệ hữu nghị truyền thống vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào, cũng như phối hợp tuyên truyền, tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn của hai dân tộc, hai Đảng. Ngoài ra, còn tăng cường sự hiểu biết, gắn bó giữa Nhân dân hai nước Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào.

Sự hợp tác giữa các tỉnh có chung đường biên giới, hợp tác giữa các địa phương, hợp tác trong xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo đơn vị khu vực là một nội dung hợp tác mới, có hiệu quả cao, phát huy được thế mạnh, tiềm năng của các địa phương. Nhân dân sinh sống tại khu vực biên giới hai nước Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào đã luôn quan tâm vun đắp và phát huy tình đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa, thường xuyên qua lại thăm hỏi, giao lưu, nhất là tham dự các ngày lễ hội truyền thống của nhau, giao lưu thi đấu các môn thể thao truyền thống, tổ chức hội chợ biên giới... Các chương trình hợp tác thiết thực đó đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy, thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hữu nghị truyền thống vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai dân tộc...

Thời gian tới, để tiếp tục củng cố, tăng cường tình đoàn kết cũng như các giá trị văn hóa, hai bên sẽ tiếp tục thúc đẩy Nhân dân các dân tộc sinh sống tại khu vực biên giới Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào thực hiện chủ trương, đường lối của hai Đảng, chính sách pháp luật của hai Nhà nước. Xây dựng ý thức cho Nhân dân Lào và Việt Nam sinh sống tại khu vực biên giới của hai nước giữ gìn nghệ thuật, văn hóa và phong tục tập quán tốt đẹp của quốc gia dân tộc. Ủng hộ các đơn vị của Nhà nước, tư nhân cũng như Nhân dân các dân tộc vận động sức của, trí lực để bảo tồn, giữ gìn và phát huy vững chắc giá trị văn hóa, làm nền tảng cho hoạt động đời sống của Nhân dân cũng như thật sự cùng nhau giải quyết những vấn đề văn hóa đi đôi với phát triển hai đất nước…

Khăm Bay Đăm Lắt

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.