Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Những “đầu tàu” trong phát triển kinh tế ở Đầm Hà

Mỹ Dung - 18:54, 10/06/2023

Trong nhiều năm trở lại đây, ngoài đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiều Người có uy tín của huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) còn gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế, vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất… góp phần xóa đói giảm nghèo vùng đồng bào DTTS.

Mô hình phát triển kinh tế của ông Chíu Dì Sàu được nhiều người tìm hiểu học hỏi.
Mô hình phát triển kinh tế của ông Chíu Dì Sàu được nhiều người tìm hiểu học hỏi

Gương mẫu phát triển kinh tế

Nhiều năm gần đây, không ít Người có uy tín trên địa bàn huyện Đầm Hà là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học vào sản xuất đạt hiệu quả cao. Điển hình như mô hình nuôi vịt đẻ trứng và trồng rừng của ông Chìu Quay Sằn, Người có uy tín thôn Yên Sơn, xã Dực Yên.

Ông Sằn cho biết, nhiều năm nay, gia đình ông trồng keo và quế trên diện tích gần 22ha. Đến nay, rừng keo cũng đã thu hoạch được 3 đợt. Thông thường 5 năm thu hoạch một lần, tháng 4 vừa rồi, gia đình thu hoạch keo được hơn 700 triệu đồng.

“Ngoài trồng rừng, tôi trồng thêm cây ăn quả, nuôi gà, vịt, mỗi năm thu nhập khoảng vài chục triệu đồng. Con cháu trong gia đình cũng tập trung sản xuất theo mô hình này nên cuộc sống kinh tế cũng khá giả”, ông Sằn chia sẻ thêm.

Hay như mô hình nuôi cá nước ngọt, trồng keo, bạch đàn của ông Chíu Dì Sàu, dân tộc Dao, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn An Sơn, xã Quảng An. Mô hình kinh tế hiệu quả của ông Sàu đã được nhiều người tìm hiểu và làm theo, nhờ đó ổn định được đời sống.

"Với sự nỗ lực của Người có uy tín trong việc gương mẫu đi đầu phát triển kinh tế cũng như vận động người dân lao động sản xuất đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện tăng trưởng, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của huyện Đầm Hà”.

Ông Nềnh Quốc SinhChủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Đầm Hà

Chị Triệu Thị Minh, thôn An Sơn cho biết: “Trước kia, đời sống của bà con chúng tôi còn khó khăn lắm. Nhưng học theo bác Sàu, người thì trồng rừng, người chăn nuôi nên có thu nhập ổn định, không còn nghèo nữa. Mừng lắm”.

Tích cực vận động người dân

Cùng với việc gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế, không ít Người có uy tín trên địa bàn huyện Đầm Hà đã ra sức vận động người dân trong thôn, bản tích cực phát triển kinh tế.

Điển hình như anh Lỷ Văn Thắng, trong 5 năm là Người có uy tín xã Quảng An, anh Thắng đã tích cực vận động người dân trồng rừng, chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi gà, ngan tập trung theo hướng gia trại.

Nhờ hiểu rõ được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng chính đáng của bà con, nên khi có vướng mắc được phản ánh, anh Thắng giải đáp ngay để mọi người cùng hiểu; đồng thời kiến nghị đến cấp ủy Đảng, chính quyền xem xét giải quyết thấu đáo. Nhờ đó, phong trào thi đua lao động, sản xuất giỏi ở Quảng An được lan tỏa mạnh mẽ. Xã hiện có 20 hộ chuyển đổi thành công từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang mô hình gia trại; 15 hộ phát triển mô hình ươm cây giống. Mức thu nhập bình quân đầu người của xã Quảng An hiện đạt trên 40 triệu đồng/người/năm.

Ông Nềnh Quốc Sinh - Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Đầm Hà cho biết, với sự nỗ lực của Người có uy tín trong việc gương mẫu đi đầu phát triển kinh tế cũng như vận động người dân lao động sản xuất đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện tăng trưởng, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của huyện Đầm Hà.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.