Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Những chiến sĩ Việt Nam, lên đường làm nhiệm vụ quốc tế

PV - 08:16, 04/10/2018

Sau gần 5 năm huấn luyện về chuyên môn, nghiệp vụ tiếng Anh, kỹ năng sinh tồn, quân sự, nghiệp vụ gìn giữ hòa bình, văn hóa nước sở tại, ngày 1/10/2018, Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 làm Lễ xuất quân lên đường nhận nhiệm vụ ở Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc tại Nam Sudan. Sự kiện này không chỉ đánh dấu tiềm lực quân sự, mà còn khẳng định Quân đội Nhân dân Việt Nam có đủ năng lực và trách nhiệm để tham gia cùng với Liên Hợp quốc bảo vệ, giữ gìn nền hòa bình.

chiến sĩ Việt Nam Một ca mổ cấp cứu huấn luyện tại Bệnh viện dã chiến 2, có sự hỗ trợ của bác sĩ nước ngoài. Ảnh: Quang Vinh

Bệnh viện dã chiến tầm vóc quốc tế

Trước ngày xuất quân bay sang trời Tây, ngày 29/9, tại TP. Hồ Chí Minh, các sĩ quan trong Đoàn Bệnh viện dã chiến cấp 2 đã được Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh giao nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng, động viên các chiến sĩ, đặc biệt 10 chiến sĩ phải xa gia đình, quê hương, đồng đội yên tâm tư tưởng, nỗ lực hết mình, trước lúc lên đường.

Điều đặc biệt trong lực lượng gìn giữ hòa bình đợt này tại Liên Hợp quốc có 10 nữ sĩ quan. Đây được coi là những chiến sĩ đầy đủ phẩm chất, năng lực, sức khỏe, sự tinh nhuệ chẳng khác gì sĩ quan nam. 10 nữ chiến sĩ đợt này đi gìn giữ hòa bình tại Liên Hợp quốc không chỉ khẳng định sức mạnh nữ sĩ quan của Quân đội Nhân dân Việt Nam không hề thua kém các đồng đội nam, nữ sĩ quan các nước khác.

Đại tá Hoàng Kim Phụng, Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam (Bộ Quốc phòng) cho biết: Đội hình của Bệnh viện dã chiến cấp 2 đợt này có 63 cán bộ, bác sĩ, sĩ quan, trong đó có 10 nữ, chiếm 16%-tỷ lệ cao nhất so với các nước tham gia bảo vệ Liên Hợp quốc hiện có. 5 năm qua, các nữ sĩ quan được rèn luyện nghiệp vụ, kỹ năng sinh tồn ở điều kiện khắc nghiệt về thời tiết, đủ sức khỏe thực hiện nhiệm vụ ở nơi nguy hiểm. Các nữ sĩ quan phải tham gia các hoạt động như nam ở bệnh viện đặt tại Bentiu-Phái bộ giữ gìn hòa bình Liên Hợp quốc ở Nam Sudan. Đời thường, chị em là người vợ, người mẹ trong gia đình, khi giữ gìn hòa bình tại Liên Hợp quốc, các nữ sĩ quan sẽ gặp nhiều khó khăn, song họ vẫn là các chiến binh thiện xạ không kém nam quân nhân.

Việc Bệnh viện dã chiến của Việt Nam tham gia giữ gìn hòa bình tại Liên Hợp quốc đang được cộng đồng thế giới ủng hộ, đặc biệt là các nước Anh, Mỹ, Úc, Hà Lan. Trong suốt thời gian huấn luyện tại Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng), Quân đội Việt Nam, Bệnh viện 175 đã nhận được sự giúp đỡ của các nước bạn về tham gia huấn luyện, tập huấn kỹ năng chung, kỹ năng cấp cứu chấn thương, cấp cứu đường không; chia sẻ kinh nghiệm về sáng kiến trao đổi chuyên môn…

Vinh dự của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế

Việt Nam tham gia vào các hoạt động của Liên Hợp quốc nói chung và lực lượng gìn giữ hòa bình nói riêng từ 27/5/2014. Từ đó đến nay, Việt Nam đã cử 19 lượt sĩ quan tham gia hoạt động trên các lĩnh vực như: Phái bộ gìn giữ hòa bình tại Cộng hòa Trung Phi, Nam Xu Đăng và bây giờ tham gia các hoạt động công binh, quân y với hình thức Bệnh viện dã chiến 2. Đây thực sự là vinh dự và trách nhiệm của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế.

Ngày 27/5/2014, Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam được thành lập trong bối cảnh hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước và Quân đội không ngừng được tăng cường, mở rộng; uy tín và vị thế quốc tế của Việt Nam ngày càng được nâng cao. Từ đó đến nay, Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam đã tập trung huấn luyện, bồi dưỡng, nâng cao năng lực về quân sự, chuyên môn, ngoại ngữ cho các lực lượng đã, đang và sẽ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc. Ngoài ra, Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam đã chú trọng thu hút các nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài, đặc biệt là từ các nước đối tác như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Australia, Anh quốc và Ấn Độ…

Theo thống kê, đến nay, Việt Nam nằm trong số 124 quốc gia có lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc; trong đó có các nam, nữ sĩ quan đã lên đường làm nhiệm vụ tại Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc tại Cộng hòa Trung Phi, Nam Xu Đăng.

TRẦN MẠNH TUẤN

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.