Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Những “cánh chim không mỏi” vì sự nghiệp giáo dục vùng cao

Quỳnh Trâm - 02:49, 05/12/2023

Với khát vọng xây dựng quê hương thoát nghèo, ngày càng giàu đẹp, nhiều thầy cô giáo người DTTS tại các huyện miền núi Thanh Hóa đã nỗ lực lao động, nghiên cứu, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục vùng cao. Các thầy cô chính là những "cánh chim không mỏi" lan tỏa tinh thần thi đua yêu nước, đóng góp sức mình thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc.

Điển hình cho tinh thần thi đua yêu nước trong giáo dục

Thường Xuân là huyện biên giới nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hóa. Những năm qua, Thường Xuân đã được thụ hưởng nhiều chủ trương, chính sách đối với vùng đồng bào DTTS&MN. Qua đó, đời sống vật chất tinh thần của đồng bào được nâng cao.

Bà Cầm Thị Hoàn, Hiệu trưởng Trường PTDTNT THCS Thường Xuân phát biều tại buổi lễ bàn giao thiết bị phục vụ học tập cho các em học sinh nhà trường
Bà Cầm Thị Hoàn, Hiệu trưởng Trường PTDTNT THCS Thường Xuân phát biều tại buổi lễ bàn giao thiết bị phục vụ học tập cho các em học sinh nhà trường

Trong giai đoạn 2021-2023, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân của huyện Thường Xuân đạt 7,6%, đã có 6 xã đạt xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 01 đạt chuẩn NTM nâng cao; Các chính sách an sinh xã hội được quan tâm giải quyết kịp thời; người dân tham gia BHYT đạt tỷ lệ trên 93,5%; Dự kiến kết thúc năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện giảm 5,83%, còn 15%.

Những kết quả đạt được của huyện Thường Xuân trong thời gian qua, có vai trò đóng góp từ nhiều nhân tố tiêu biểu trên các lĩnh vực và trong các phong trào thi đua. Cô Cầm Thị Hoàn, Hiệu trưởng Trường PTDTNT THCS Thường Xuân, là một trong những gương điển hình tiên tiến của huyện trong lĩnh vực giáo dục.

Với vai trò là cán bộ quản lý tại ngôi trường đặc thù, cô Hoàn vừa làm quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc; vừa giáo dục con em đồng bào DTTS và miền núi nhằm tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi. Xác định nhiệm vụ, trách nhiệm trong công tác, cô Hòan luôn nỗ lực cùng với đội ngũ cán bộ giáo viên của trường phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng ngôi trường trở thành chiếc nôi đào tạo cán bộ cho vùng đồng bào DTTS và miền núi

Hơn 30 năm xây dựng và phát triển, ngôi trường này cũng đã vinh dự được  nhận nhiều  phần thưởng cao quý: Bằng khen của thủ Tướng chính phủ năm 2020, Bặng khen của Bộ trưởng Bộ GD năm 2020, Cờ thi đua của UBND tỉnh Thanh Hóa năm 2019 và nhiều Bằng khen, giấy khen khác của các cấp Bộ, ngành, Trung ương. Cá nhân Hiệu trưởng Cầm Thị Hoàn nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp .

Lan toả tinh thần xây dựng quê hương

Ấn tượng hơn, tại huyện vùng cao Bá Thước,  hiện có 17 thầy giáo đang trực tiếp chăm sóc và giảng dạy trẻ Mầm non. Đây là huyện vùng cao có lượng giáo viên Mầm non là nam chiếm tỉ lệ cao nhất tỉnh Thanh Hóa.

Thầy Ngân Văn Tùng - đưa cơm trưa vào điểm lẻ cho học sinh
Thầy Ngân Văn Tùng - đưa cơm trưa vào điểm trường lẻ cho học sinh

Vì tình yêu đối với trò, trách nhiệm đối với sự nghiệp giáo dục, các thầy đã bỏ qua những định kiến giới, gièm pha, dị nghị, với tất cả nhiệt huyết vì học trò thân yêu. Tại Chương trình "Thay lời tri ân" năm 2023, vừa qua với chủ đề "Tôi chọn nghề giáo" do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV2, hai thầy Bùi Văn Anh và Lương Văn Sắng, trong số 17 thầy giáo mầm non của huyện Bá Thước đã xuất hiện trong chương trình để chia sẻ những câu chuyện thú vị của "thầy nuôi dạy trẻ". 

Thầy giáo Lương Văn Sắng, đã có 33 năm công tác trong ngành giáo dục Mần non, hiện thầy đang công tác tại trường mầm non Văn Nho, chia sẻ: "Mình bỏ qua cái sự gièm pha, chế giễu để chấp nhận đến dạy học cho các cháu. Ngày đó, rất nhiều người đang còn thất học, đặc biệt là các cháu ở lứa tuổi mẫu giáo chưa hề được đi học".

Khó khăn ở bậc mầm non không chỉ là dạy, mà còn phải nuôi dưỡng và chăm sóc từng việc ăn, ngủ, chải tóc, quần áo, vệ sinh cho các cháu ... Việc nào cũng cần giáo viên phải theo sát. "Tâm của mình trong sáng, tâm của mình yêu thương trẻ giống như với con của mình, thì mình cảm giác công việc này cũng giống như dạy cấp học phổ thông. Giải tỏa được tâm lý thì sẽ gắn bó được với nghề".

Thầy Bùi Văn Anh đang dạy múa cho các em mầm non ở trường Hạ Trung
Thầy Bùi Văn Anh đang dạy múa cho các em mầm non ở trường Hạ Trung

Ngoài số kinh phí hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mầm non của Chính phủ, với mức 160.000 đồng/học sinh/tháng, thầy cô giáo trong trường cũng đã kêu gọi được một số tổ chức từ thiện và cá nhân có lòng hảo tâm hỗ trợ thêm 7.000 đồng/học sinh/ngày. Đáng trân trọng, Giáo dục mầm non là vất vả nhất, so với các bậc học và lương cũng thấp nhất. Tuy nhiên, không vì thế mà các thầy bỏ cuộc. Hiện nay, ngoài giờ dạy, nhiều thầy cô đã tranh thủ làm thêm nhiều việc để có thêm thu nhập.

Bá Thước là một trong những huyện nghèo của tỉnh Thanh Hóa. Nhờ sự quan tâm của các ban, ngành nên cơ sở vật chất của trường học nơi đây đang dần được cải thiện. Theo ông Hà Tự Nhiên, Trưởng phòng Giáo dục huyện Bá Thước,cho biết: "Toàn tỉnh Thanh Hóa có 62 thầy là giáo viên mầm non. Riêng huyện Bá Thước có lượng giáo viên mầm non là nam, chiếm tỉ lệ cao nhất tỉnh Thanh Hóa, hiện nay là 17 thầy. Có thể nói, việc có thêm các thầy ở trường mần non, cũng đang góp phần nâng cao nhận thức cho những người làm công tác giáo dục cần xóa bỏ định kiến giới. Đó là điều mà tôi thấy rất cần thiết".

Đại diện lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa trao thưởng cho các nhà giáo tiêu biểu tại Lễ vinh danh “Nhà giáo tiêu biểu xứ Thanh” lần thứ nhất năm 2023
Đại diện lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa trao thưởng cho các nhà giáo tiêu biểu tại Lễ vinh danh “Nhà giáo tiêu biểu xứ Thanh” lần thứ nhất năm 2023

Mới đây, tại Lễ vinh danhNhà giáo tiêu biểu xứ Thanh” lần thứ nhất năm 2023, Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa Trần Văn Thức khẳng định: Giáo dục tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua đã phát triển mạnh mẽ và thu được nhiều thành tích rất đáng tự hào. 

Những thành tựu mà ngành giáo dục đạt được trong năm 2023, như: Giáo dục đại trà đứng thứ 21/63 tỉnh, thành phố trong cả nước (tăng 06 bậc so với năm 2022); Tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2022-2023 Thanh Hoá đạt: 03 giải Nhất; 15 giải Nhì; 22 giải Ba; 21 giải Khuyến khích xếp thứ 6 toàn quốc; có 01 học sinh đoạt Huy chương Bạc Kỳ thi Olympic Vật lý Quốc tế; đặc biệt lần đầu tiên Thanh Hoá có học sinh giành được quán quân trong chương trình Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 23 do đài truyền hình Việt Nam tổ chức…; Đó là niềm tự hào của người dân quê Thanh và là sự nỗ lực, miệt mài, cống hiến của đội ngũ nhà giáo xứ Thanh trong đó có sự đóng góp của các nhà giáo tiêu biểu được vinh danh trong dịp này.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.