Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nhức nhối nạn buôn bán thú rừng ở Gia Lai

PV - 09:34, 21/12/2018

Thời gian vừa qua, tình trạng buôn bán thú rừng ngang nhiên diễn ra trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Nhất là trong dịp cận kề Tết Nguyên đán, thị trường này lại càng sôi động.

Người dân vẫn lén lút săn thú rừng đem bán ở Gia Lai. Người dân vẫn lén lút săn thú rừng đem bán ở Gia Lai.

Nhà hàng đặc sản rừng Sơn Thủy tại xã Sơn Lang (huyện Kbang, Gia Lai), cách trụ sở ủy ban xã chừng 300m, đã hoạt động trong thời gian dài. Nhà hàng này trở thành điểm đến quen thuộc của dân sành ăn thịt thú rừng cả trên địa bàn huyện lẫn thành phố.

Theo lời giới thiệu của bà chủ, hiện nay, nhà hàng có thịt sóc, nhím, chim rừng, chồn, lợn rừng,… Riêng thịt cầy cun, khoảng 3kg, giá bán 350 nghìn đồng/kg được bẫy bằng phanh xe đạp. Nếu ai cần dạ dày nhím rừng để làm thuốc chữa bệnh, thì chỉ 250 nghìn đồng/cái. Tất cả đều được nhập từ xã Kon Pne (huyện Kbang), cách xã Sơn Lang hơn 70km.

Cũng theo bà Thủy, chủ nhà hàng Sơn Thủy, khách hàng của gia đình bà thường đến từ Sài Gòn, Hà Nội. Giá cả theo mùa, mùa săn được nhiều thì giá thấp hơn. “Thời gian cao điểm nhà tôi xuất đi cả mấy con nai, họ săn được thì đi mua về bán lại. Để đi săn được thịt rừng, phải chuyên nghiệp mới có!”, bà Thủy nói.

Tình trạng buôn bán thú rừng diễn ra ngang nhiên, nhưng chính quyền địa phương dường như chưa giải quyết triệt để. Ông Trương Thanh Hà, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Kbang cho biết: Trong năm 2018 chưa bắt vụ việc nào liên quan đến động vật hoang dã, năm 2017 cũng chỉ bắt được 01 vụ.

Còn theo ông Trương Văn Nam, Phó Phòng quản lý bảo vệ rừng thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai thì, Gia Lai có khoảng 597 nghìn hécta rừng tự nhiên. Chi cục luôn phối hợp với cảnh sát môi trường làm quyết liệt, nhưng buôn động vật hoang dã có lợi nhuận cao nên nhiều người làm liều, bất chấp lực lượng chức năng để buôn bán.

Ông Nguyễn Văn Hoan, Giám đốc Vườn quốc gia Kon Ka Kinh cho biết: vườn có diện tích 42 nghìn ha, có hổ, tê tê, sóc bay, chồn, cheo, cầy, lợn rừng, voọc chà vá chân xám… Đơn vị cũng đã thường xuyên phối hợp với các xã tuần tra, kiểm tra. Tuy nhiên, người dân hay dùng súng cồn, súng kíp đi săn thú rừng nên việc bắt giữ họ cực kỳ nguy hiểm “mình núp trong bụi mà cựa quậy họ thấy tưởng thú là bắn ngay, thấy họ là lao ra ôm người trước. Do đó, cần có sự phối hợp giữa các bên; đặc biệt các xã ven vườn quốc gia, làm sao cho cuộc sống họ nâng lên thì việc săn bắt động vật hoang dã để bán, làm thức ăn mới có thể được hạn chế”, ông Hoan đề nghị.

THIÊN ĐỨC (T/h)

Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Nhờ sử dụng đạt hiệu quả cao nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện An Lão (Bình Định) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.