Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động Công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Như Xuân (Thanh Hóa): Nâng cao hiệu quả Chương trình giảm nghèo về thông tin vùng đồng bào DTTS và miền núi

Minh Phương - 10:05, 13/12/2023

Với sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, đổi mới nội dung theo hướng đa dạng, thiết thực, huyện Như Xuân (Thanh Hóa) đã và đang thực hiện có hiệu quả công tác truyền thông giảm nghèo về thông tin trên địa bàn huyện.

Tổ công nghệ số cộng đồng thôn Tân Thái, xã Tân Bình, huyện Như Xuân phát huy tốt vai trò trong công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân ứng dụng công nghệ số vào các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tổ công nghệ số cộng đồng thôn Tân Thái, xã Tân Bình, huyện Như Xuân phát huy tốt vai trò trong công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân ứng dụng công nghệ số vào các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Thời gian qua, thực hiện Tiểu dự án 1 giảm nghèo về thông tin thuộc Dự án 6 Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, huyện Như Xuân đã ban hành kế hoạch thực hiện nhằm tăng cường nội dung và cơ sở vật chất phục vụ tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền và thông tin sâu rộng tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, địa phương đến với đông đảo người dân trong huyện.

Đồng thời, giúp nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của người dân, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ thông tin thiết yếu của xã hội, nhất là những người nghèo, người dân tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn trên địa bàn huyện.

Đến nay, huyện có 127 thôn, làng, khu phố có tổ công nghệ số cộng đồng; 16/16 xã, thị trấn đều có điểm bưu điện văn hóa xã, cung cấp thông tin phục vụ Nhân dân. 16/16 xã, thị trấn có hệ thống đài truyền thanh vô tuyến trong đó có 1 hệ thống đài truyền thanh thông minh phục vụ công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước. Cung cấp thông tin thiết yếu cho Nhân dân được đảm bảo, kịp thời và chính xác, góp phần thực hiện mục tiêu thoát nghèo bền vững và phục vụ có hiệu quả công tác quản lý, điều hành của chính quyền cấp xã.

Bên cạnh hệ thống truyền thanh - truyền hình cấp huyện (thuộc trung tâm văn hóa, thông tin, thể thao và du lịch), 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện có hệ thống truyền thanh không dây, 1 đơn vị có hệ thống truyền thanh công nghệ thông tin - viễn thông (thị trấn Yên Cát). Hệ thống truyền thanh cơ sở đã hoạt động thường xuyên có hiệu quả, tiếp sóng, thu phát các chương trình của Đài Truyền thanh huyện; xây dựng các tin, bài, nội dung để phát sóng hàng ngày.

Trong đó, hệ thống truyền thanh đều dành thời lượng lớn để tuyên truyền về công tác giảm nghèo; phổ biến, biểu dương những mô hình phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, những điển hình tiên tiến trong và ngoài địa phương để Nhân dân được cập nhật, học hỏi những cách làm hay, phù hợp và hiệu quả nhất.

Hằng năm, huyện Như Xuân và các xã, thị trấn đều dành nguồn kinh phí để sửa chữa, nâng cấp hệ thống truyền thanh, truyền hình qua đó tiếp tục phát huy vai trò trong công tác tuyên truyền giảm nghèo bền vững và phát triển KT-XH của địa phương.

Bên cạnh đó, huyện Như Xuân cũng đẩy mạnh công tác chuyển đổi số nhằm nâng cao năng lực trong công tác thông tin, huyện đã tổ chức các lớp tập huấn về chuyển đổi số cho công chức cấp xã, tổ công nghệ số cộng đồng ở thôn, khu phố. Năm 2023, huyện tổ chức lớp tập huấn cho 160 đại biểu là lãnh đạo, công chức phụ trách chuyển đổi số của các xã, thị trấn; tổ công nghệ số cộng đồng tại các thôn, khu phố; lãnh đạo, chuyên viên Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Như Xuân.

Thời gian tới, huyện Như Xuân tiếp tục tập trung tuyên truyền có hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, của tỉnh và của huyện về công tác giảm nghèo bền vững. Định hướng đến năm 2024, huyện Như Xuân sẽ triển khai thực hiện mô hình đài truyền thanh thông minh cấp huyện và 6 đài truyền thanh thông minh cấp xã, góp phần nâng cao hiệu quả chuyển đổi số trong hoạt động của hệ thống đài truyền thanh nhằm đáp ứng yêu cầu mới. Đây cũng là nhiệm vụ quan trọng trong việc đẩy nhanh công tác giảm nghèo bền vững, thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương trong những năm tiếp theo.

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.