Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nhịp sống bình thường dần trở lại tại một số nước Đông Nam Á

PV - 10:24, 08/03/2022

Tính đến sáng 8/3, thế giới ghi nhận 447,2 triệu ca mắc COVID-19 và 6,022 triệu trường hợp tử vong.

Sáng 8/3, thế giới ghi nhận 447,2 triệu ca mắc COVID-19
Sáng 8/3, thế giới ghi nhận 447,2 triệu ca mắc COVID-19

Tại Mỹ - quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19, số ca mắc mới COVID-19 do biến thể Omicron đang giảm dần, trong khi các bang và thành phố ở nước này từng bước dỡ bỏ các quy định phòng dịch. Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ gần đây đã công bố hướng dẫn mới về phòng dịch COVID-19, theo đó chuyển sang theo dõi số ca nhập viện, thay vì số ca mắc mới, để đánh giá nguy cơ đối với cộng đồng. Cơ quan này cho biết nguy cơ quá tải hệ thống y tế ở Mỹ là rất thấp, do đó có thể nới lỏng quy định đeo khẩu trang và các biện pháp hạn chế khác. Đến nay, hầu hết các bang và thành phố của Mỹ đã hủy bỏ hoặc thông báo kế hoạch hủy bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang và tiêm vaccine ngừa COVID-19. Hiện Mỹ ghi nhận trung bình 54.000 ca mắc mới COVID-19 và 1.300 ca tử vong mỗi ngày. Tổng số ca mắc COVID-19 đến thời điểm này là 80.917.522 ca, trong đó có 984.020 ca tử vong.

Tại một số nước Đông Nam Á gồm Indonesia, Malaysia và Campuchia, nhịp sống bình thường đang dần quay trở lại. Tại đảo nghỉ dưỡng Bali của Indonesia, dịch vụ cấp visa khi đến (visa on arrival - VOA) sẽ được nối lại kể từ ngày 7/3 cho khách du lịch từ 23 quốc gia trên thế giới. Danh sách này bao gồm Australia, Mỹ, Hà Lan, Anh, Italy, Nhật Bản, Đức, Canada, Hàn Quốc, Pháp, Qatar, New Zealand, Thổ Nhĩ Kỳ, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), và 9 nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Để được cấp VOA, du khách cần đáp ứng một số điều kiện, như hộ chiếu còn hạn tối thiểu 6 tháng, mua vé máy bay khứ hồi hoặc nối chuyển đến một quốc gia khác và trình các giấy chứng nhận y tế theo yêu cầu của Lực lượng đặc nhiệm chống COVID-19 của Indonesia. Mức phí được áp dụng cho VOA là 500.000 Rupiah (khoảng 35 USD). Loại thị thực này có giá trị lưu trú tối đa 30 ngày và chỉ được phép gia hạn một lần duy nhất.

Trong khi đó, Malaysia đã sẵn sàng mở cửa trở lại biên giới, đặc biệt là trong việc tiếp nhận du khách nước ngoài. Hai điểm nhập cảnh quốc tế chính cho du khách quốc tế là Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur (KLIA) và Tòa nhà Sultan Iskandar ở bang Johor. Theo Tổng Giám đốc Cục Nhập cư thuộc Bộ Di trú Malaysia, ông Khairul Dzaimee Daud, tất cả các cổng nhập cảnh đã được kích hoạt trở lại và nhân viên làm việc tại các điểm nhập cảnh quốc tế trước đây đã được yêu cầu quay trở lại vị trí. Ngoài ra, Bộ Di trú Malaysia dự kiến tăng lượng khách du lịch nước ngoài nhập cảnh. Trong quá trình nộp hồ sơ nhập cảnh, du khách phải chứng minh có nơi ở tại Malaysia, có đủ tài chính và hành trình du lịch.

Còn tại Campuchia, Thủ tướng Samdech Techo Hun Sen ngày 7/3 tuyên bố sẽ tổ chức Tết cổ truyền Chol Chhnam Thmei của người Khmer năm 2022 bình thường theo truyền thống. Theo lịch, Tết cổ truyền Chol Chhnam Thmei của người Campuchia năm 2022 sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ 14 đến 16/4. Cùng ngày, Campuchia bắt đầu triển khai chính sách cấp miễn phí thuốc kháng virus Molnupiravir cho các nhân viên y tế tuyến đầu mắc COVID-19 nhưng có triệu chứng nhẹ và được điều trị tại nhà.

Tại Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc), ít nhất 4.000 cảnh sát sẽ được triển khai để hỗ trợ đợt xét nghiệm toàn dân vào cuối tháng 3. Chính quyền Hong Kong dự kiến bắt đầu xét nghiệm toàn dân vào ngày 26/3 và kéo dài 9 ngày, mỗi người xét nghiệm tổng cộng 3 lần và sẽ bị hạn chế ra khỏi nhà trong 4 ngày. Trong thời gian triển khai đợt xét nghiệm toàn dân, người dân có thể ra ngoài mua các mặt hàng được chỉ định như thực phẩm, thuốc, nhưng danh sách chi tiết cụ thể chưa được công bố.

Tin cùng chuyên mục
Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS và miền núi, những năm qua, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc nhằm xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhằm hiểu rõ sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền cũng như kết quả trong phòng chống TH-HNCHT trên địa bàn huyện, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Việt Hòa, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Kim Bôi về vấn đề này.