Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nhìn lại APEC 2017: Nỗ lực hơn để phát triển bao trùm

PV - 17:46, 01/02/2018

Là chủ nhà của năm APEC 2017, Việt Nam đã đưa ra ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm. Trong đó chú trọng giải quyết những vấn đề đang tồn tại ở các nước thành viên như: giảm nghèo bền vững, hỗ trợ đối tượng yếu thế (phụ nữ, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật,…).

Bảo đảm cân bằng trong phát triển

Điểm lại các sự kiện diễn ra trong khuôn khổ APEC 2017, chúng ta có thể thấy, vấn đề cân bằng trong phát triển, trong đó phải phát triển bao trùm ở ba lĩnh vực: kinh tế-tài chính-xã hội, được các đại biểu đại diện các nền kinh tế thành viên đặc biệt nhấn mạnh. Phát triển bao trùm ở ba lĩnh vực này thể hiện rõ nét nhất ở giảm nghèo bền vững, lĩnh vực mà nền kinh tế Việt Nam được cộng đồng quốc tế ghi nhận là một điển hình.

Đào tạo nghề, một hướng đi cần thiết để hạn chế tình trạng tái nghèo. Đào tạo nghề, một hướng đi cần thiết để hạn chế tình trạng tái nghèo.

 

Theo ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú Liên Hợp quốc tại Việt Nam, phát triển bao trùm là một trọng tâm của Chương trình nghị sự phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên Hợp quốc, phản ánh nguyên tắc “không bỏ ai lại phía sau”. Để thực hiện được mục tiêu này thì các Chính phủ phải có chương trình hành động nhằm xóa đói giảm nghèo, chống tái nghèo một cách hiệu quả, thông qua hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ phù hợp.

Với Việt Nam, cùng với những thành tựu tăng trưởng kinh tế vượt bậc thì lĩnh vực giảm nghèo cũng đạt kết quả đầy ấn tượng. Theo số liệu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, hết năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm xuống dưới 7%, giảm khoảng 1,5% so với năm 2016. Đáng chú ý, bình quân tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm còn dưới 40%; các xã ĐBKK, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã biên giới, xã an toàn khu vùng DTTS và miền núi bình quân giảm 3-4% so với năm 2016.

Kết quả này, như khẳng định của bà Pretibha Mehta, nguyên Điều phối viên thường trú Liên Hợp quốc tại Việt Nam, là “có rất ít quốc gia đạt được kết quả như Việt Nam và đây là kết quả của một quá trình phấn đấu liên tục, có hiệu quả với quyết tâm chính trị cao của Đảng, Nhà nước”.

Trong kết quả chung của cả nước thì vùng DTTS và miền núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào 53 DTTS, có những thành tựu giảm nghèo vượt bậc. Chúng ta đã “cắt” được tình trạng đói kinh niên ở khu vực này. Đồng thời, với nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ, ở vùng DTTS và miền núi xuất hiện ngày càng nhiều các gia đình-từng được xem là nhóm yếu thế, đã và đang vươn lên khá giả. Những nhu cầu thiết yếu của đồng bào các dân tộc (điện, đường, trường, trạm, thông tin nghe nhìn,…) ở khu vực miền núi đang từng bước được đáp ứng; bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào được giữ gìn, bảo tồn và phát huy.

Cam kết “không bỏ ai lại phía sau”

Tiếp nối thành công này, giai đoạn 2016-2020, tổng nguồn lực ngân sách Trung ương dành cho Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là hơn 41 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, các chương trình giảm nghèo khác (tín dụng chính sách, vốn các dự án giảm nghèo từ hợp tác quốc tế,…) cũng huy động được hàng chục nghìn tỷ đồng để thực hiện.

Đánh giá cao điều này, ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú Liên Hợp quốc tại Việt Nam, cho rằng, hệ thống chính sách xóa đói, giảm nghèo triển khai ở vùng nông thôn và vùng DTTS đã đem lại những kết quả rất tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận dân số là hộ nghèo, hộ cận nghèo, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam.

Ông Kamal Malhotra cho rằng, thực hiện nguyên tắc “không bỏ ai lại phía sau”, nhiệm vụ của các Chính phủ, trong đó có Việt Nam, không chỉ hỗ trợ người dân thoát nghèo mà còn phải bảo đảm những người trên ngưỡng nghèo sẽ không tái nghèo. Muốn vậy, các chính sách giảm nghèo phải được thiết kế theo hướng bao trùm, trong đó cần tăng cường đào tạo nghề, giáo dục, thúc đẩy bình đẳng giới...

Đồng tình với quan điểm này, ông Craig Katerberg, đại biểu đến từ nền kinh tế Australia, để thúc đẩy giảm nghèo, bảo đảm cân bằng trong phát triển thì cần đưa các thành phần trong xã hội, nhất là các đối tượng yếu thế như phụ nữ, thanh niên khởi nghiệp, người DTTS, người khuyết tật,… cùng tham gia, thụ hưởng từ sự phát triển và thịnh vượng chung. Có như vậy, trong sự phát triển chung của nền kinh tế sẽ không bỏ ai lại phía sau.

Nhìn lại APEC 2017 để thấy, Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc vai trò chủ nhà, tạo nên dấu ấn lịch sử trong tiến trình liên kết kinh tế-chính trị tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thể hiện được tầm vóc, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam. Cùng với đó, chúng ta cũng đã đề xuất nhiều sáng kiến, ưu tiên, nhất là đề xuất ưu tiên phát triển triển bao trùm, nhận được sự thống nhất, ủng hộ và đánh giá cao từ các nền kinh tế thành viên.

SỸ HÀO

 

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.