Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Nhìn lại 5 năm triển khai Chỉ thị số 19-CT/TW: Phum sóc đổi thay (Bài 2)

Sỹ Hào - 09:55, 08/04/2023

Một trong những yêu cầu của Ban Bí thư trong Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 10/1/2018 là huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển, thực hiện đề án phát triển toàn diện kinh tế - xã hội các xã biên giới, nhất là vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Cụ thể hóa yêu cầu này, từ nguồn lực của các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ, vùng đồng bào dân tộc Khmer đã có những bước phát triển mạnh mẽ, tỷ lệ hộ nghèo toàn vùng giảm nhanh; diện mạo phum sóc vùng đồng bào Khmer ở Tây Nam Bộ đã có những thay đổi rõ nét.

Đua ghe ngo được xem là “môn thể thao vua” vùng sông nước Nam Bộ.
Đua ghe ngo được xem là “môn thể thao vua” vùng sông nước Nam Bộ

Giảm nghèo ấn tượng

Sau hơn 25 năm, việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 68-CT/TW ngày 18/4/1991 của Ban Bí thư khóa VI đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, đời sống của một bộ phận đồng bào dân tộc Khmer còn nhiều khó khăn. Đây là một trong những tồn tại, thách thức ở vùng đồng bào Khmer.

Kể từ khi Chỉ thị số 68-CT/TW ra đời, Đảng, Nhà nước đã quan tâm bố trí nguồn lực không hề nhỏ để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh ở vùng đồng bào dân tộc Khmer. Tại thời điểm trước khi Ban Bí thư khóa XII ban hành Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 10/1/2018, theo thống kê của Ủy ban Dân tộc, với việc triển khai các chương trình, dự án ở vùng đồng bào dân tộc Khmer đã xây dựng 90.000 nhà ở; hỗ trợ đất sản xuất, đất ở cho 30.025 hộ; hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm cho 18.609 lao động và 5.139 hộ…

Với sự trợ lực từ các chính sách của Nhà nước và tinh thần vượt khó vươn lên của người dân, vùng đồng bào dân tộc Khmer đã có những bước tiến vượt bậc. Không còn những phum sóc đơn sơ, nghèo khó, thay vào đó, vùng đồng bào Khmer Nam Bộ ngày càng khang trang, hiện đại, đời sống đồng bào có bước phát triển. Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer còn khoảng 17 - 20%, bình quân mỗi năm giảm từ 3 - 4%. Hộ đồng bào dân tộc Khmer có phương tiện nghe nhìn tăng bình quân trên 95%. Hộ được sử dụng điện đạt trên 95%...

Từ các chính sách của Nhà nước và tinh thần vượt khó vươn lên của người dân, vùng đồng bào dân tộc Khmer đã có những bước tiến vượt bậc.
Từ các chính sách của Nhà nước và tinh thần vượt khó vươn lên của người dân, vùng đồng bào dân tộc Khmer đã có những bước tiến vượt bậc

Khởi sắc nông thôn mới

Sự quan tâm bố trí nguồn lực đầu tư phát triển cho vùng đồng bào dân tộc Khmer theo tinh thần Chỉ thị số 19-CT/TW của các bộ, ngành, địa phương được thể hiện rõ nét nhất trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Hiện, nhiều địa phương trong vùng đã “cán đích” NTM.

Đơn cử là tỉnh Trà Vinh, địa phương có tỷ lệ đồng bào dân tộc Khmer chiếm hơn 31% dân số toàn tỉnh. Đến đầu năm 2023, toàn tỉnh đã có 82/85 xã đạt chuẩn NTM, 27 xã NTM nâng cao; 6/9 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Tính đến cuối năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 1,97%; trong đó hộ nghèo dân tộc Khmer còn 3.410 hộ, chiếm tỷ lệ 3,8% trong tổng số hộ dân tộc Khmer của tỉnh. Thu nhập bình quân của người dân nông thôn trên địa bàn đạt gần 60 triệu đồng/người/năm, tăng khoảng 48 triệu đồng so với năm 2011.

Còn tại Kiên Giang, địa phương có tỷ lệ đồng bào dân tộc Khmer sinh sống đứng thứ ba toàn vùng với gần 211.000 người, đến hết năm 2022, toàn tỉnh đã có 107/116 xã “về đích”; 7/15 huyện, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Trong những địa phương đã “về đích” NTM có nhiều huyện có tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm khá cao. Nổi bật là huyện Gò Quao, nơi có đồng bào dân tộc Khmer sinh sống đông nhất tỉnh (chiếm 32,47%) đã được công nhận hoàn thành xây dựng NTM năm 2020.

Cùng với đời sống vật chất được nâng lên, đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Khmer được quan tâm, chăm lo; các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, phát huy; toàn vùng đã có những bước phát triển mạnh mẽ, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh; diện mạo phum sóc đã có những thay đổi rõ nét.

Sự quan tâm bố trí nguồn lực đầu tư phát triển cho vùng đồng bào dân tộc Khmer theo tinh thần Chỉ thị số 19-CT/TW của các bộ, ngành, địa phương được thể hiện rõ nét nhất trong xây dựng NTM. Hiện, nhiều địa phương trong vùng đã “cán đích” NTM.

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận