Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nhiều vướng mắc trong bố trí dân cư vùng thiên tai

PV - 14:17, 17/09/2018

Trong những năm qua, Việt Nam tích cực thi hành chương trình di dân khỏi vùng thiên tai. Đây là chính sách nhân văn, ưu việt và thực tế đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, chương trình này vẫn gặp nhiều khó khăn rất cần được tháo gỡ.

vùng thiên thai Nhiều khu TĐC vùng thiên tai chậm tiến độ ảnh hưởng đến người dân. (Trong ảnh: khu TĐC Khâu Rịa, Khâu Đáy, xã Du Già huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang chưa được xây dựng khiến trẻ em khó khăn trong việc đến trường)

Nhiều khó khăn

Phát biểu trong Hội nghị tình hình thực hiện bốtrí dân cư

vùng thiên tai mới đây, bà Nguyễn Thị Hoàng Yến, Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, chương trình bố trí dân cư vùng thiên tai đã được Việt Nam thực hiện nhiều năm nay. Hiện tại vấn đề này được thực hiện theo Quyết định 1776/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/11/2012 (QĐ 1776).

Qua thực hiện QĐ 1776, chúng ta cũng đã đạt một số kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, tiến độ của một số địa phương còn chậm chưa đáp ứng được yêu cầu của di dân thực tế. Một số dự án kéo dài, chưa đảm bảo các điều kiện phục vụ sản xuất, đời sống của người dân nhất là đất ở, đất sản xuất. Nhiều điểm dân cư ở khu vực có nguy cơ cao chưa được di dời đến nơi an toàn.

Công tác khảo sát, thiết kế, xác định địa bàn xây dựng một số dự án chưa sát thực tế, hàng năm phải điều chỉnh bổ sung, dẫn đến ảnh hưởng tiến độ thực hiện dự án. Một số điểm tái định cư có nguy cơ sạt, trượt lở đất… ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư.

Tính đến nay, các tỉnh phía Bắc đang triển khai thực hiện 188 dự án đầu tư bố trí dân cư vùng có nguy cơ cao về thiên tai theo kế hoạch (lũ ống, lũ quét, sạt lở đất núi, sạt lở đất bờ sông, bờ biển, ngập lụt…) để di dời sắp xếp ổn định cho 23.023 hộ, với tổng nguồn vốn duyệt là 7217 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trên thực tế, chúng ta mới bố trí được 1.649 tỷ đồng (đạt 22,8% so với mục tiêu được duyệt. Về số hộ chuyển đến nơi ở mới hiện nay mới có 4.880 hộ. Trong đó có 2.208 hộ được bố trí trong tái định cư tập trung; 1621 hộ được bố trí xen ghép và 1.051 hộ ổn định tại chỗ.

Cần điều chỉnh

Trước những khó khăn, vướng mắc nêu trên, tại Hội nghị tình hình thưc hiện bố trí dân cư vùng thiên tai, nhiều đại biểu đưa ra các giải pháp để khắc phục. Ông Đỗ Tấn Sơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang chia sẻ, thực hiện QĐ 1776, tỉnh Hà Giang đề ra mục tiêu đến năm 2020 sẽ bố trí cho 10.000 hộ vùng có nguy cơ thiên tai. Hiện nay tỉnh đã bố trí được hơn 4.000 hộ. Từ đầu năm 2018 đến nay bố trí được 900 hộ.

“Qua quá trình thực hiện, chúng tôi thấy rằng bố trí dân cư theo hình thức xen ghép phù hợp với Hà Giang. Bố trí xen ghép không đòi hỏi vốn lớn như di cư theo hình thức tập trung do không phải xây dựng cơ sở hạ tầng. Người dân lại có thể chủ động nơi ở mới phù hợp với văn hóa của dân tộc mình. Hơn nữa, khi tiến hành di cư xen ghép cũng giúp phát huy được tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong quần chúng nhân dân. Chính vì vậy, tỉnh Hà Giang mong rằng thời gian tới Trung ương quan tâm ưu tiên lựa chọn hình thức bố trí dân cư xen ghép”, ông Đỗ Tấn Sơn nhấn mạnh.

Còn ông Nguyễn Xuân Nhẫn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai đề nghị, QĐ 1776 ra đời từ năm 2012, nên so với hiện tại mức hỗ trợ người dân là thấp so với thực tế. Ví dụ mức hỗ trợ người dân tái định cư xen ghép khi di chuyển trong vùng chỉ có 20 triệu đồng, các thôn biên giới là 50 triệu đồng… Thời gian tới, rất mong cơ quan chức năng xem xét nâng mức hỗ trợ, có thể là 30 triệu đồng đối với các hộ chuyển trong vùng, lên 80 triệu đối với các hộ ở vùng biên giới…

Cũng trong Hội nghị này, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam nhấn mạnh, để thực hiện QĐ 1776, trong thời gian tới, chúng ta cần đẩy mạnh phân cấp cho các địa phương. trong điều kiện ngân sách còn eo hẹp như hiện nay, chúng ta không thể làm ồ ạt dàn trải. Do đó, các địa phương cần sắp xếp lựa chọn các vùng tái định cư, trong đó phải ưu tiên các dự án mang tính cấp thiết, hiệu quả cao.

HIẾU ANH

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.