Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nhiều quốc gia hoãn mở cửa, hoãn nới lỏng vì biến thể Omicron

PV - 10:00, 30/11/2021

Đến sáng 30/11, thế giới có tổng số 262.307.787 ca nhiễm và 5.223.644 ca tử vong vì dịch COVID-19, sau khi ghi nhận thêm lần lượt 424.739 và 5.206 ca chỉ trong vòng 24 giờ qua. Mỹ là quốc gia có số ca nhiễm bệnh nhiều nhất với 50.337 ca nhiễm mới; trong khi Nga là nước ghi nhận nhiều ca tử vong nhất với 1.209 ca tử vong mới chỉ trong một ngày qua.

 WHO: Omicron nhiều khả năng sẽ tiếp tục lây lan trên toàn cầu, đặt ra nguy cơ toàn cầu "rất cao". (Ảnh minh họa: AFP)
WHO: Omicron nhiều khả năng sẽ tiếp tục lây lan trên toàn cầu, đặt ra nguy cơ toàn cầu "rất cao". (Ảnh minh họa: AFP)

Số liệu trên trang web thống kê worldometers.info cũng cho thấy tính đến sáng 30/11, đã có 236.844.194 ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 20.239.949 ca bệnh đang điều trị, có 20.155.621 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,6%) và 84.328 ca (chiếm 0,4%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện vẫn hoành hành tại 223 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Trong 24 giờ qua, châu Á tiếp tục là khu vực có nhiều ca nhiễm nhất thế giới, hiện ở mức 82.031.304 ca. Trong đó, 1.212.438 ca đã tử vong do COVID-19 và 79.310.935 ca được điều trị khỏi. Trong ngày qua, 3 quốc gia ghi nhận số người nhiễm COVID-19 nhiều nhất châu Á là: Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam và Jordan khi có thêm lần lượt 24.317; 13.770 và 5.661 ca nhiễm mới; và 3 quốc gia có số trường hợp tử vong nhiều nhất là: Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam và Philippines với số trường hợp tử vong lần lượt là 189, 173 và 141 ca.

Với 73.283.934 ca nhiễm COVID-19 tính đến sáng 30/11, châu Âu vẫn là khu vực có nhiều ca nhiễm nhiều thứ hai thế giới, trong đó có 1.410.608 ca tử vong và 64.579.014 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, châu lục này đã ghi nhận thêm 275.647 ca nhiễm và 3.482 ca tử vong mới vì COVID-19. Anh, Đức và Nga tiếp tục là 3 nước bị tác động nhiều nhất bởi đại dịch này tại châu Âu khi có thêm lần lượt 42.583; 42.582 và 33.860 ca nhiễm COVID-19 mới được ghi nhận trong ngày qua. Và Nga hiện là nước có thêm nhiều ca tử vong vì COVID-19 nhất khu vực, với 1.209 ca tử vong mới trong 24 giờ qua, tiếp sau đó là Hungary (460 ca) và Ukraina (297 ca).

Tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Bắc Mỹ tiếp tục tăng trong 24 giờ qua, khi có thêm 55.316 ca nhiễm COVID-19 và 374 ca tử vong vì dịch bệnh này, nâng các con số thống kê được tại khu vực này tới thời điểm hiện tại lên lần lượt là 58.934.081 và 1.191.354 ca. Đây là khu vực có số ca nhiễm COVID-19 nhiều thứ ba thế giới. Với 50.337 ca nhiễm và 269 ca tử vong mới vì COVID-19, Mỹ vẫn đứng đầu bảng danh sách của khu vực. Tiếp sau là Canada và Mexico với con số thống kê lần lượt là 2.341 và 1.050 ca nhiễm COVID-19 mới.

Trong khi đó, Nam Mỹ ghi nhận thêm 10.808 ca nhiễm và 227 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 38.966.844 ca và 1.181.508 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê của khu vực, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực khi có thêm 3.843 ca nhiễm mới, nâng tổng số trường hợp bị nhiễm COVID-19 lên con số 22.084.749 vào thời điểm hiện tại, và 114 ca tử vong mới do dịch bệnh này, khiến tổng số ca tử vong đã ở mức 614.428 ca.

Tính đến sáng 30/11, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 8.724.482 ca, trong đó có 223.520 ca tử vong và 8.123.035 ca bình phục. Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 trong khu vực, với 2.963.679 ca nhiễm và 89.822 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 2.273 ca nhiễm và 25 ca tử vong mới trong vòng 24 giờ qua. Tiếp theo đó là Morocco và Tunisia, với tổng số lần lượt 949.785 và 717.309 ca nhiễm bệnh cùng 14.775 và 25.365 ca tử vong.

Tại châu Đại Dương, con số thống kê được ghi nhận là 366.421 ca nhiễm (tăng 1.442 ca) và 4.201 ca tử vong do dịch bệnh COVID-19 (tăng 3 ca). Đứng đầu danh sách thống kê trên trang worldometers.info vẫn là Australia với 1.163 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 209.145 ca, trong đó 1.997 ca tử vong (tăng 3 ca).

Ngày 29/11, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết Omicron nhiều khả năng sẽ tiếp tục lây lan trên toàn cầu, đặt ra nguy cơ toàn cầu "rất cao", và có thể gây hậu quả nặng nề ở những khu vực dịch lây lan mạnh. Có rất nhiều câu hỏi về biến thể mới xuất hiện này (được cho là ghi nhận đầu tiên tại Nam Phi) như khả năng lẩn tránh miễn dịch, khả năng lây lan hay gây bệnh nặng hơn so với các biến thể đã biết trước đó. Và các nhà khoa học đang chạy đua để tìm hiểu biến thể mới Omicron với một trong những câu hỏi quan trọng nhất là liệu biến thể này có vượt qua Delta để trở thành biến thể thống trị toàn cầu hay không.

Nhiều quốc gia đã hoãn mở cửa, hoãn nới lỏng, đồng thời hạn chế nhập cảnh vì biến thể Omicron. Ngày 29/11, Mỹ đã bắt đầu áp dụng lệnh cấm nhập cảnh đối với du khách đến từ 8 quốc gia thuộc khu vực miền Nam châu Phi nhằm ngăn chặn biến thể Omicron, cũng như giúp cho giới chuyên gia có thêm thời gian để đánh giá về mức độ nghiêm trọng, khả năng truyền nhiễm và tác động của biến thể này đối với các loại vaccine. Theo quy định hạn chế đi lại mới nhất, các du khách sẽ bị cấm nhập cảnh vào Mỹ nếu từng đến Nam Phi, Botswana, Eswatini, Lesotho, Malawi, Mozambique, Namibia hoặc Zimbabwe trong vòng 14 ngày trước đó.

Cuba cũng tăng cường các biện pháp kiểm tra dịch tễ người nhập cảnh từ châu Phi. Theo đó, những người nhập cảnh vào Cuba từ các nước Nam Phi, Botswana, Lesotho, Eswatini, Zimbabwe, Namibia, Malawi và Mozambique sẽ phải tuân thủ nhiều biện pháp phòng dịch, bao gồm việc xuất trình chứng nhận đã tiêm vaccine đầy đủ, trải qua 3 lần xét nghiệm PCR âm tính và 7 ngày cách ly. Trong khi đó, du khách từ các nước phía Nam sa mạc Sahara khác cũng như người nhập cảnh vào Cuba từ Bỉ, Israel, Hong Kong (Trung Quốc), Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ cũng phải tuân thủ các biện pháp phòng ngừa COVID-19 tương tự nhưng được nới lỏng hơn.

Chính phủ Chile đã ban bố sắc lệnh cấm nhập cảnh kể từ ngày 1/12 đối với những người nước ngoài đến từ hoặc đã từng có mặt tại Nam Phi và 6 nước châu Phi khác trong vòng 14 ngày qua. Biện pháp vừa được công bố sẽ không ảnh hưởng đến các công dân Chile và những người nước ngoài cư trú tại Chile, nhưng họ sẽ phải xuất trình kết quả xét nghiệm PCR âm tính khi nhập cảnh và phải cách ly bắt buộc 7 ngày nếu đã từng tới 7 quốc gia vừa đề cập. Chính phủ Chile cũng thông báo kể từ ngày 1/12 sẽ mở lại 3 cửa khẩu biên giới trên bộ với Peru, Bolivia và Argentina đã bị đóng trước đó do đại dịch COVID-19.

Nhật Bản cũng đã chính thức hạn chế nhập cảnh để ngăn chặn biến thể Omicron, theo đó, quyết định dừng nhập cảnh đối với người nước ngoài từ 0h ngày 30/11. Tuy nhiên, quy định này không áp dụng đối với người đã xuất phát từ sân bay nước ngoài trước thời điểm trên để đến Nhật Bản. Bên cạnh đó, cũng từ 0h ngày 30/11, Nhật Bản sẽ ngừng nhận đơn xem xét áp dụng các biện pháp nới lỏng hạn chế hành vi đối với những người đã tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, đồng thời những người nhập cảnh vào Nhật Bản sau thời điểm 0h ngày 1/12 sẽ không còn thuộc diện nới lỏng hạn chế hành vi. Chính phủ Nhật Bản cũng sẽ tăng cường các biện pháp theo dõi, giám sát những người vừa trở về từ các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ được xác định đã xuất hiện biến thể Omicron. Các chuyến bay đến Nhật Bản từ sau thời điểm 0h ngày 1/12 sẽ được xem xét đối với từng trường hợp đã đặt chỗ nhưng dừng hoàn toàn việc đặt chỗ mới./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.