Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nhiều nhà máy thủy điện đồng loạt xả lũ: Cần kiểm soát chặt chẽ

Thanh Hải - 22:01, 18/10/2020

Khu vực miền Trung đang có mưa vừa đến mưa to, dự kiến kéo dài trong nhiều ngày tới, do đó, một số nhà máy thủy điện ở khu vực miền Trung đã và đang xả lũ. Trong khi đó, ở vùng hạ du, nhiều nơi vẫn còn đang bị ngập nặng. Vì vậy, việc xả lũ của các nhà máy thủy điện cần phải được kiểm soát chặt chẽ, đúng quy định, tránh gây lũ chồng lũ.

Thủy điện bản Ang xã Xá Lượng huyện Tương Dương (Nghệ An) đã xả lũ - ảnh tư liệu
Thủy điện bản Ang xã Xá Lượng huyện Tương Dương (Nghệ An) đã xả lũ - ảnh tư liệu

Thủy điện xả lũ, dân lo

9 giờ sáng ngày 16/10, Nhà máy Thủy điện Hố Hô (giáp ranh hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh) sẽ điều tiết nước qua xả tràn để hạ dần mực nước trong lòng hồ với lưu lượng 100-300m3/s và dự kiến có thể tăng lên 300-1.500m3/s tùy lưu lượng nước về hồ.

Từ ngày 16-18/10, các nhà máy thủy điện bản Ang, khe Bố huyện Tương Dương, Chi Khê huyện Con Cuông (Nghệ An) trên lưu vực sông Cả đều đã phát thông báo xả lũ để đảm bảo an toàn hồ chứa. Lưu lượng nước xả lũ ở các thủy điện này lần lượt là 200-500m3/s, 500-1000m3/s, 500-800m3/s và có thể tiếp tục tăng thêm.

Theo thông tin chúng tôi có được, đến 10 giờ sáng 18/10, hiện các hồ chứa thủy điện lưu vực các sông Hương như Hương Điện, Bình Điền, Tả Trạch, A Lưới; sông Vu Gia – Thu Bồn như A Vương, Đắk Mi 4, sông Bung, sông Tranh 2 đều đang phải mở cửa xả lũ để đưa mực nước về đón lũ.

Mưa lớn và kéo dài như hiện nay, có thể sẽ có thêm các nhà máy thủy điện khác ở khu vực miền Trung phát thông báo xả lũ.

Nhìn từ thực tế việc xả lũ của các nhà máy thủy điện trong những năm gần đây khiến chúng ta lo ngại. Năm 2018, một số nhà máy thủy điện tại Nghệ An xả lũ đã khiến nhiều vùng dân cư bị ngập nước, sạt lở đường giao thông, trôi cầu cống, sạt lở đất đá, trôi nhà dân… Sau sự cố ấy, lãnh đạo tỉnh Nghệ An đã thực tế kiểm tra và các nhà máy thủy điện đã phải bồi thường, hỗ trợ cho những hộ dân thiệt hại để ổn định cuộc sống và sản xuất. Tiếp đến, tháng 5/2019, thủy điện Nậm Nơn ở Tương Dương (Nghệ An) xả lũ đã làm một người dân tại xã Xá Lương bị chết đuối.

Mới đây, trong những ngày từ 9-12/10, các hồ Hương Điền, A Lưới, Bình Điền, Tả Trạch, Sông Bung 2; Sông Bung 4; A Vương; Sông Tranh 2 và Đắc Mi 4 xả lũ cùng với mưa lớn đã là khiến nhiều khu vực tại Huế, Quảng Nam ngập nặng.

Mưa lớn cùng với việc hồ chứa thủy điện xả lũ đã làm gia tăng thêm tình hình ngập úng tại các địa phương ở miền Trung. Ông Lương Đình Việt, phó chủ tịch UBND huyện Con Cuông (Nghệ An) cho biết: Chúng tôi lo nhất là vùng dân cư thấp ven sông, khe suối dễ bị ngập úng. Thực tế thì quá trình xả lũ của nhiều nhà máy thủy điện phía trên đã khiến nhiều diện tích sản xuất, công trình dân sinh, nhà cửa bị ngập hoặc ảnh hưởng. Theo ông Việt, sau khi nhận được thông báo các nhà máy thủy điện xả lũ, huyện đã chỉ đạo các địa phương thông báo ngay đến tận từng người dân về thời điểm, thời lượng xả lũ; đồng thời cắt cử cán bộ trực, theo dõi mực nước để có phương án kịp thời.

Người dân thị xã Đông Hà, tỉnh Quảng Trị tất tả chạy lũ sáng ngày 18/10 - ảnh CTV
Người dân thị xã Đông Hà, tỉnh Quảng Trị tất tả chạy lũ sáng ngày 18/10 - ảnh CTV

Không phải thủy điện nào cũng có chức năng chống lũ

Hiện nay các hồ chứa thủy điện đều có quy trình vận hành hồ chứa. Đối với hồ có dung tích 1 triệu m3 trở lên, nhà máy có công suất 30 MW trở lên do Bộ Công Thương phê duyệt quy trình vận hành. Những hồ đập nhỏ hơn thì do các Sở Công Thương thực hiện.

Trong quá trình điều hành, xả lũ hoặc điều tiết lũ, Chủ tịch UBND tỉnh sẽ quyết định việc đóng hay mở, xả bao nhiêu, lưu lượng như thế nào. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai quyết định vận hành đối với hồ chứa Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang.

Thực tế hiện nay, không phải hồ thủy điện nào cũng có chức năng cắt, giảm, làm chậm lũ; nhất là khu vực miền Trung. Do địa hình sông suối dốc, ngắn, nước chảy thẳng ra biển, nên chủ yếu những nhà máy thủy điện ở miền Trung tận dụng chiều cao của nước để phát điện, chứ không có dung tích phòng lũ. Với nhà máy không có chức năng chống lũ thì toàn bộ lũ tự nhiên được chảy qua đập tràn hoặc những van cung. Nước lũ tự nhiên về bao nhiêu thì sẽ trả về dòng sông bấy nhiêu.

Rõ ràng, nếu quá trình vận hành xả lũ của các nhà máy thủy điện ở miền Trung nói riêng, cả nước nói chung không được kiểm soát chặt chẽ thì hậu quả là khó đo đếm. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh đã yêu cầu: việc vận hành xả lũ các hồ chứa phải bảo đảm không gây dòng chảy đột biến, bất thường đe dọa trực tiếp đến tính mạng và tài sản của người dân ở khu vực ven sông của hạ du hồ chứa. 

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy-Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.