Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nhiều người nhập viện vì chữa bệnh bằng cắt lể

PV - 17:24, 03/09/2019

Cắt lể là phương pháp chữa bệnh dân gian, rất đông người lớn lẫn trẻ em ở khu vực Nam Trung bộ lựa chọn. Tuy nhiên, do kỹ thuật không đảm bảo, dụng cụ cắt lể không được tiệt trùng cẩn thận nên nhiều người đã nhập viện, nguy kịch.

Suýt tử vong

Sáng sớm ngày 01/8, chị Lê Thị Luận (sinh năm 1978, trú Vạn Thiện, Ninh Đa, Ninh Hòa, Khánh Hòa) đã thoát khỏi cơn nguy kịch trong gang tấc và đang được điều trị tích cực tại khoa Chấn thương Chỉnh hình-Bỏng (BVĐK Khánh Hòa). Những cơn đau và nỗi ám ảnh vẫn còn nguyên vẹn.

Bác sĩ Lê Minh Hoan, Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình-Bỏng (BVĐK Khánh Hòa) cho biết, chỉ cần chậm thêm ít giờ, bệnh nhân khó mà được cứu sống. Khi nhập viện đã trong tình trạng rất nguy kịch, phải huy động các y, bác sĩ giỏi nhất để cứu chữa kịp thời.

Các bác sĩ đã phải dùng rất nhiều biện pháp để cấp cứu bệnh nhân. Ảnh minh họa Các bác sĩ đã phải dùng rất nhiều biện pháp để cấp cứu bệnh nhân. Ảnh minh họa

Theo lời kể của chị Luận thì: Do thường xuyên đi làm đồng, lại bị viêm khớp nên ngày 10/7, chân chị Thuận sưng vù, đau nên bèn đến nhà ông Trần Hai (người chuyên cắt lể ở Ninh Đa) để ông Hai dùng kim chích máu và cắt lể da bằng lưỡi lam để chữa bệnh. Ngay hôm sau, chị Luận sốt cao, người đơ dần nên được đưa đến BVĐK Khu vực Ninh Hòa khám. Tại đây, được chẩn đoán trong máu có vi khuẩn Staphycocus Epidermidis và chuyển vào BVĐK Khánh Hòa. Tại đây, bệnh nhân bị choáng, huyết áp 80/50mmHg, xét nghiệm ProCalcitonin (xét nghiệm mới để chẩn đoán và theo dõi nhiễm khuẩn) là 0,647ng/ml (chỉ số bình thường là 0,02-0,05ng/ml), bạch cầu tăng rất cao, áp-xe mặt trong đùi (P), nhiễm trùng huyết toàn thân. Chị Luận phải trải qua hai cuộc phẫu thuật mới thoát cơn nguy kịch.

Chị Lê Thị Luận đang được điều trị tại BVĐK Khánh Hòa do chữa bệnh bằng phương pháp cắt lể. Chị Lê Thị Luận đang được điều trị tại BVĐK Khánh Hòa do chữa bệnh bằng phương pháp cắt lể.

Tương tự như chị Luận, anh Nguyễn Văn Bổng, Trần Văn Toản ở Ninh Hải (Ninh Thuận) bị bệnh viêm khớp, không dùng kháng sinh tìm đến thầy lang cắt lể nên cũng bị nhiễm trùng, hoại tử chân, nhập viện trong tình trạng cấp cứu. Theo BVĐK tỉnh Ninh Thuận: Việc tùy tiện tìm đến các điểm cắt lể ở nhiều vùng quê cần cẩn trọng, nếu đã cắt lể rồi, thấy biến chứng gì, dù là nhỏ nhất thì cũng cần đến ngay bệnh viện.

Tại vùng sâu Ma Nới (Ninh Sơn, Ninh Thuận), em Cao Văn Diễn cách đây không lâu cũng phải cấp cứu trong tình trạng sốt cao, mạch và huyết áp không đo được, chân trái căng cứng. Người nhà của em cho biết, Diễn bị đau chân, có người trong dòng họ biết cắt lể nên lấy dao lam cắt quanh đùi để nặn máu độc. Chỉ 6 tiếng sau cắt lể, Diễn đã có biểu hiện bất thường, rất may được đưa đến bệnh viện kịp thời.

Không nên chủ quan

Theo thống kê, tại BVĐK Khánh Hòa, BVĐK Ninh Thuận, BVĐK Bình Thuận, trung bình mỗi năm tiếp nhận và điều trị cho hàng trăm ca bệnh nhiễm trùng, sốc nhiễm trùng, hoại tử do chữa bệnh bằng phương pháp cắt lể. Đáng lo ngại là nhiều bệnh nhân không chỉ tìm đến thợ cắt lể mà nhờ chính người quen hoặc tự cắt cho mình. Việc chủ quan này dễ dẫn đến tử vong, nhất là ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Bác sĩ Lê Minh Hoan cho biết: Các ca biến chứng do tự cắt lể hoặc nhờ người cắt lể khi nhập viện, bệnh viện phải dùng rất nhiều biện pháp để cấp cứu rồi mới tháo mủ, dịch viêm và nạo hoại tử. Đa số ca nhiễm trùng là do dụng cụ cắt lể không vô trùng hoặc vô trùng không đảm bảo. Lúc ấy, vi trùng sẽ trực tiếp lây nhiễm vào đường máu, gây tình trạng nhiễm trùng huyết từ nhẹ đến nặng, rồi tạo thành sốc nhiễm trùng. Lúc này, nếu không được đưa đến cơ sở y tế kịp thời sẽ sốt cao, hôn mê, tắc mạch đầu chi, gây hoại tử đầu chi, nguy cơ tử vong cao.

Sau khi con trai thoát khỏi “tử thần” vì cắt lể ở lưng, bà Ami Hằng ở Ma Nới (Ninh Sơn, Ninh Thuận) đi tuyên truyền cho khắp dòng họ và cộng đồng người dân tộc thiểu số ở quê mình không nên tùy tiện cắt lể để chữa bệnh. Trước đó, con bà Ami Hằng hay bị đau lưng nên gia đình tự dùng dao lam cắt nhiều vết quanh lưng nặn máu độc. Sau đó, bệnh nhân lâm vào tình trạng lơ mơ, da tím tái. Nhờ nhanh chóng được các y, bác sĩ điều trị bằng cách truyền bù máu, chống nhiễm trùng và tiến hành các bước phẫu thuật nên con bà Ami Hằng được cứu sống.

Theo các bác sĩ tại BVĐK Khánh Hòa thì: Ngoài các biến chứng nguy hiểm thì phương pháp cắt lể nếu không cẩn trọng còn có thể lây nhiễm một số bệnh truyền qua đường máu nếu phương tiện cắt lể không được vô trùng cẩn thận.

HÀ VĂN ĐẠO

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.