Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nhiều mô hình sáng tạo trong tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật tại Trà Vinh

Hạnh Nguyên - Lê Vũ - 15:29, 20/12/2023

Xác định công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) là nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt là trong vùng đồng bào DTTS. Thời gian qua, tỉnh Trà Vinh đã tập trung tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm, nhất là các vấn đề dư luận xã hội quan tâm. Đồng thời, tăng cường áp dụng nhiều mô hình, hình thức tuyên truyền sáng tạo, thiết thực dễ dàng cung cấp thông tin, kiến thức pháp luật đến cán bộ, công chức, người lao động và người dân biết, thực hiện.

Các mô hình phiên toà giả định tại Trà Vinh rất đa dạng nội dung, nhiều tình huống sinh động
Các mô hình phiên toà giả định tại Trà Vinh rất đa dạng nội dung, nhiều tình huống sinh động

Một trong những mô hình sáng tạo và có hiệu quả thiết thực nhất hiện nay, trong công tác truyên truyền PBGDPL đang được triển khai tại các địa phương của tỉnh Trà Vinh là hình thức : “Phiên tòa giả định”. Mô hình hoạt động mang nhiều ý nghĩa và sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp tuyên truyền pháp luật, góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đặc biệt là với đối tượng đồng bào DTTS.

Tại phiên tòa giả định, những người tham dự được nghe thông tin về các vụ án điển hình thường xảy ra trong đời sống, được theo dõi toàn bộ diễn biến của phiên tòa xét xử với đầy đủ quá trình, đầy đủ thành phần từ Chủ tọa phiên tòa, Hội thẩm nhân dân, đại diện Viện kiểm sát Nhân dân, Trợ giúp viên pháp lý, Thư ký phiên tòa đến bị cáo, người bị hại… đều được các viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Trà Vinh nhập vai thực hiện. 

Từ đó, giúp mọi người có cái nhìn cận cảnh về vụ việc, nhận định được những vấn đề nào là sai trái vi phạm pháp luật, có ý thức cảnh giác trước các thủ đoạn phạm tội. Hơn hết là, tự nâng cao nhận thức của mình về pháp luật và đấu tranh với các hành vi sai phạm, để bản thân họ tự tránh xa và giáo dục con em mình phải tuân thủ pháp luật.

Từng được tham gia một phiên tòa giả định, em Thạch Sơn (huyện Càng Long) chia sẻ: “Em thấy rất trực quan sinh động, thu hút lắm, em và các bạn đều chăm chú, hồi hộp theo dõi. Hình thức này không có bị sáo rỗng, không lý thuyết, nó thực tế lắm, em hiểu ngay thế nào là tội phạm ma túy, hiểu rõ vi phạm sẽ phải trả giá thế nào, tự nhiên bản thân nâng cao ý thức phòng, chống ma túy cũng như ý thức chấp hành pháp luật”

Bên cạnh đó, Tại Phiên tòa giả định ở một số địa phương, Ban tổ chức đôi khi cũng có mời thêm sự tham gia của các chuyên gia tâm lý, các luật sư để tăng thêm sự kịch tính,  sinh động, hấp dẫn cho chương trình. Qua đó, các khách mời cũng đặt ra các câu hỏi trực tiếp dành cho những người tham dự, để đoán kết quả mức án của tội phạm trong tình tiết này. 

Đồng thời, Ban tổ chức cũng có những phần quà khuyến khích cho những người tham dự đoán được đúng, hoặc gần đúng kết quả của vụ án. Qua đó, tạo được sinh khí hào hứng, phấn khởi, sôi nổi của những người tham dự, đây cũng là biện pháp trắc nghiệm để biết về sự am hiểu pháp luật của những người tham gia.

Đoàn viên thanh niên Trường đại học Trà Vinh thực hiện phiên toà giả định về sử dụng, tàng trữ tar1i phép chất ma tuý
Đoàn viên thanh niên Trường đại học Trà Vinh thực hiện phiên toà giả định về sử dụng, tàng trữ trái phép chất ma tuý

Trà Vinh là địa phương có đông đồng đồng bào DTTS sinh sống, với gần 32 % dân số là đồng bào Khmer, đây chính là nơi mà các đối tượng tội phạm thường xuyên lợi dụng vào lòng tin, sự hạn chế về kiến thức pháp luật của đồng bào, thậm chí tận dụng các kẽ hở trong các chính sách ưu tiên dành cho đồng bào DTTS để trục lợi, lừa đảo.

Một trong những vấn đề xảy ra thường xuyên nhất, chính là việc lợi dụng sự tin tưởng của người dân đã đưa giấy tờ cá nhân để nhờ đối tượng vay tiền và sơ hở trong hoạt động cho vay của ngân hàng, chỉ đặt ra yêu cầu có hồ sơ vay, nhân viên được hưởng hoa hồng trong việc môi giới; không xác minh trực tiếp người vay tiền mà chỉ gọi điện thoại để kiểm tra thông tin... nên tạo điều kiện để đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt số tiền cho vay của ngân hàng. 

Chị Kim Thị Linh (huyện Cầu Ngang) cho biết: “Thông qua buổi tuyên truyền bằng phiên tòa giả định này, bà con ai cũng hiểu và nâng cao cảnh giác. Khi vay tiền phải trực tiếp liên hệ ngân hàng cho vay theo quy định. Không nên cho mượn giấy tờ tùy thân của cá nhân khi chưa biết rõ người mượn sử dụng vào mục đích gì.”

Mô hình Phiên toà giả định được nhân rộng và tuyên truyền tại nhiều địa điểm khác nhau trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
Mô hình Phiên toà giả định được nhân rộng và tuyên truyền tại nhiều địa điểm khác nhau trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Theo thông tin từ Hội đồng Phối hợp PBGDPL tỉnh Trà Vinh cho biết, trong năm 2023 các thành viên Hội đồng Phối hợp PBGDPL 02 cấp đã tuyên truyền, PBGDPL trực tiếp được hơn 14.800 cuộc. Tổ chức 30 cuộc thi tìm hiểu pháp luật; tổ chức 10 phiên tòa giả định, 05 lớp tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên ở cơ sở.

Ông Lê Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Phối hợp PBGDPL tỉnh Trà Vinh cho biết, để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền PBGDPL, tỉnh cũng đã chú trọng quán triệt phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của Hội đồng Phối hợp PBGDPL trong việc tham mưu, tư vấn cho UBND, Chủ tịch UBND cùng cấp lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác PBGDPL.

 Đặc biệt, công tác tuyên truyền, PBGDPL sẽ hướng mạnh về cơ sở, lấy người dân làm trung tâm, chú trọng những đối tượng đặc thù, yếu thế, đồng bào DTTS. Huy động các nguồn lực xã hội để tăng cường cho công tác PBGDPL. Bên cạnh đó, tiếp tục nghiên cứu, đầu tư có chiều sâu từ hình thức đến nội dung tuyên truyền nhằm thu hút người tham gia, tránh trùng lập, gây ra nhàm chán khó tiếp thu. 

“Riêng với hình thức tổ chức “Phiên tòa giả định”, các địa phương sẽ tiếp tục phát huy tốt những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, thiếu sót, rút ra bài học kinh nghiệm và nhân rộng mô hình, bởi đây là một trong những hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả nhất hiện nay”,  Phó Chủ tịch Lê Thanh Bình chia sẻ thêm.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.