Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nhiều lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em miền Tây Nam bộ

Minh Thu - 22:43, 08/06/2024

Dạy bơi miễn phí là câu chuyện không mới ở nhiều nơi, nhưng ở miền Tây Nam bộ, đây là những công việc âm thầm của những người có trách nhiệm với cộng đồng, với trẻ em. Để từ đó, góp phần hạn chế thấp nhất tai nạn thương tích và tình trạng đuối nước xảy ra ở trẻ em.

Bà Thia trực tiếp huấn luyện bơi cho trẻ nhỏ
Bà Thia trực tiếp huấn luyện bơi cho trẻ nhỏ

Những cống hiến lặng thầm

Gần 20 năm qua, bà Trần Thị Kim Thia (thường gọi là bà Sáu), 66 tuổi, ngụ ấp 4, xã Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp luôn tận tụy với công việc dạy bơi miễn phí cho trẻ em miền sông nước. Nhờ tấm lòng yêu trẻ, các lớp dạy bơi của bà Sáu luôn đạt chất lượng.

Việc tổ chức lớp dạy bơi, trước là để phổ cập việc bơi lội cho các em nhỏ, sau là để góp phần giảm thiểu đến mức thấp nhất các vụ tai nạn liên quan đuối nước và tai nạn thương tích ở trẻ em.

Cô Đỗ Thị Ngọc Quý

Với cách dạy bơi của bà Sáu, thường chỉ 5 ngày là trẻ em biết bơi. Và tỷ lệ tập xong biết bơi từ khi bà đảm nhận đến giờ đều đạt 100%. Suốt thời gian qua, bà Sáu đã dạy cho trên 2.000 trẻ em biết bơi, góp phần đáng kể vào việc hạn chế trẻ em đuối nước vùng Tháp Mười quê bà.

Ở phường Rạch Sỏi, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu niên tỉnh Kiên Giang thường xuyên khai giảng lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường. Bình quân mỗi mùa có 35 học viên từ 10 - 14 tuổi tham gia lớp.

Trong 1 tháng tập bơi, học viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản như làm quen với nước, hít thở trong môi trường nước, kỹ năng cơ bản về bơi lội, kỹ thuật bơi phòng, chống đuối nước... Theo đánh giá của chính quyền địa phương, đây là hoạt động thiết thực hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em; góp phần tác động và làm thay đổi nhận thức của xã hội về tầm quan trọng của việc rèn luyện sức khỏe cho trẻ em, nâng cao nhận thức về phòng, chống đuối nước, góp phần giảm tai nạn thương tích, phòng chống đuối nước cho trẻ em.

Lớp học bơi miễn phí của cô Quý diễn ra vào mỗi chiều thứ Hai, thứ Tư và thứ Sáu hằng tuần. Ảnh: Trinh Trinh
Lớp học bơi miễn phí của cô Quý diễn ra vào mỗi chiều thứ Hai, thứ Tư và thứ Sáu hằng tuần. Ảnh: Trinh Trinh

Tại quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ, hơn 8 năm qua, cô Đỗ Thị Ngọc Quý, giáo viên môn giáo dục thể chất, Trường Tiểu học Trà Nóc 2, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ đã mở lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ khó khăn. Toàn bộ kinh phí thuê xe đưa các em đến hồ bơi, tiền thuê hồ bơi, thuê huấn luyện viên... chủ yếu từ nguồn vận động xã hội hóa các phụ huynh. Đến nay, lớp dạy bơi của cô Quý đã giúp cho trên 200 em học sinh biết bơi lội.

Cùng ý tưởng dạy bơi miễn phí cho trẻ em địa phương, gần 6 năm qua lớp dạy bơi miễn phí của thầy Ngô Trọng Tính, giáo viên dạy Giáo dục thể chất của Trường THCS Thới An Hội, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, đã giúp trên 1.000 em bơi lội thành thục. Bình quân, mỗi lớp học bơi của thầy Tính có khoảng 30 em. Ngoài dạy bơi, thầy Tính còn hướng dẫn cho các em nhỏ những kiến thức, kỹ năng phòng chống đuối nước, phòng chống tai nạn thương tích.

Lớp học bơi của thầy Tính (bìa trái) có khoảng trên dưới 30 em và gần 6 năm qua đã có hơn 1.000 em học sinh ở địa phương biết bơi. Ảnh: Trinh Trinh
Lớp học bơi của thầy Tính (bìa trái) có khoảng trên dưới 30 em và gần 6 năm qua đã có hơn 1.000 em học sinh ở địa phương biết bơi. Ảnh: Trinh Trinh

Góp phần trang bị kỹ năng sống cho trẻ em

Từ lớp học bơi miễn phí của cô Đỗ Thị Ngọc Quý, đến nay, đã có hơn 80% học sinh của trường Tiểu học Trà Nóc 2 đã biết bơi. Nói về lớp dạy bơi của mình, cô Quý kể, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất sông ngòi chằng chịt, nguy cơ đuối nước luôn tiềm ẩn và trên thực tế đã có rất nhiều vụ tai nạn đuối nước thương tâm đã xảy ra.

“Việc tổ chức lớp dạy bơi, trước là để phổ cập việc bơi lội cho các em nhỏ, sau là để góp phần giảm thiểu đến mức thấp nhất các vụ tai nạn liên quan đuối nước và tai nạn thương tích ở trẻ em”, cô Quý chia sẻ.

Nói về cơ duyên để cho ra đời lớp dạy bơi miễn phí, thầy giáo Ngô Trọng Tính bộc bạch: “Tình cờ tôi gặp một bé bán vé số, khi hỏi thì biết em không biết bơi, hoàn cảnh thì cha mẹ đi làm ăn xa, ông bà thì lớn tuổi nên không ai dạy bơi. Cùng với qua tìm hiểu, tôi nhận thấy, hiện có không ít trẻ em sinh sống ở vùng sông nước, nhưng không biết bơi. Và đó chính là mối nguy hiểm cận kề, tiềm ẩn nguy cơ đuối nước rất cao, nhất là dịp nghỉ hè”.

“Vào dịp hè, ngoài dạy miễn phí cho các em có hoàn cảnh khó khăn, tôi còn nhận dạy bơi cho những em khác có nhu cầu học bơi, với học phí 600.000 đồng/khóa. Từ số tiền này, giúp tôi có kinh phí duy trì hoạt động hồ bơi miễn phí cho các em”, thầy Tính chia sẻ.

Có thể nói, những lớp dạy bơi miễn phí đã và đang góp phần quan trọng trong việc trang bị kỹ năng sống cho trẻ vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài các kỹ năng bơi cơ bản, trẻ em ở các lớp dạy bơi miễn phí còn được trang bị, rèn luyện thêm kỹ năng phòng tránh đuối nước và tai nạn thương tích. Cùng với đó, qua tư vấn, hướng dẫn của các thầy, các cô, các em nhỏ còn nhận biết mức độ nguy hiểm và các tình huống xử lý khi không may gặp các sự cố trong đời sống và sinh hoạt thường ngày.









Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.