Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Nhiều lò đốt than xuất hiện giữa khu dân cư ở Đăk Nông

PV - 15:10, 31/10/2018

Theo phản ánh của người dân, thời gian vừa qua trên địa bàn xuất hiện nhiều lò đốt than gây ô nhiễm môi trường. Người dân đã phản ánh lên chính quyền nhưng đến nay chưa được giải quyết triệt để.

Tại thôn Rừng Lạnh, xã Đăk Hòa, huyện Đăk Song đang tồn tại một lò than chỉ cách UBND xã chưa đầy 1km. Một số người dân tại thôn Rừng Lạnh tố cáo, việc xây dựng lò than tại đây là sai quy định, vì đất tại khu vực này còn tranh chấp. Theo ghi nhận, tại thời điểm cuối tháng 10 vừa qua, lò than này đã được đầu tư khoảng 7 lò đốt với nhiều công trình kiên cố. Bên ngoài, hàng chục lóng gỗ, gỗ tạp tròn nằm lăn lóc.

Lò đốt than trái phép mọc giữa khu dân cư tại thôn Thuận Nam, xã Thuận Hạnh, huyện Đăk Song. Lò đốt than trái phép mọc giữa khu dân cư tại thôn Thuận Nam, xã Thuận Hạnh, huyện Đăk Song.

Trước sự phản ánh của người dân, chính quyền các địa phương vẫn lúng túng trong cách giải quyết. Ông Trần Công Nhất, Chủ tịch UBND xã Đăk Hòa, huyện Đăk Song xác nhận, việc hoạt động của lò đốt than này là không được phép, vì cơ sở này xây dựng lò than trên đất tranh chấp với một số hộ dân: Sau khi có đơn thư của người dân, chính quyền xã đã đến yêu cầu cơ sở tạm dừng hoạt động. Tuy nhiên các đối tượng vẫn lén lút làm.

Tình trạng lò đốt than hoạt động theo hình thức tự phát, mọc lên giữa khu dân cư tại các huyện Đăk Mil, Đăk Song đã được người dân phản ánh từ lâu. Chính quyền nhiều nơi biết chuyện, đã ra lệnh di chuyển lò than ra xa khu dân cư, tuy vậy việc hoạt động không phép vẫn xảy ra.

Đơn cử như tại xã Thuận An (huyện Đăk Mil), đang tồn tại lò than không phép hoạt động gây ô nhiễm môi trường. Một người dân (đề nghị giấu tên) cho biết, việc tồn tại lò đốt than củi không phép, chỉ cách khu dân cư chưa đầy 400m đã khiến khiến đời sống của nhân dân bị đảo lộn; khói bụi, hơi nóng bốc lên từ các lò đốt than ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Ông Trần Khắc Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Thuận An (huyện Đăk Mil), thông tin, trên địa bàn xã hiện có 4 lò than hoạt động có giấy phép. Trước đây, các lò than hoạt động trong các khu dân cư, hoạt động nhỏ lẻ nên địa phương đã yêu cầu di dời ra xa khu dân cư. Ông Dũng cũng thừa nhận, lò than tại thôn Thuận Nam hiện do 2 chủ đứng tên nhưng chỉ một người có giấy phép.

Theo bà Đỗ Thị Hà, Phó phòng Tài nguyên môi trường huyện Đăk Song, trên địa bàn huyện Đăk Song hiện có 4 lò đốt than củi đều được cấp giấy xác nhận đăng ký bảo vệ môi trường trước khi đi vào hoạt động. Còn các lò đốt khác trên địa bàn đều là không có giấy phép. Thời gian tới, huyện sẽ tiến hành kiểm tra và xử lý.

THIÊN ĐỨC

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!