Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nhiều lao động tại TP Đà Nẵng không về quê đón Tết

Minh Ngọc - 16:07, 16/01/2022

Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và thu nhập trong năm bị giảm sút nên nhiều lao động tại TP Đà Nẵng đang do dự với quyết định về quê đón Tết hay ở lại.

Nhiều lao động tại Đà Nẵng e ngại về quê ăn Tết vì dịch Covid-19
Nhiều lao động tại Đà Nẵng e ngại về quê ăn Tết vì dịch Covid-19

Do phải nghỉ việc nhiều tháng để phòng, chống dịch dẫn đến hoàn cảnh khó khăn và lo ngại khi về quê, nhiều công nhân (CN) không dám về quê mà ở lại Đà Nẵng làm việc trong dịp Tết.

Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, anh Nguyễn Đăng Nam (quê ở huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An) làm việc tại CN Khu công nghiệp Hòa Cầm (quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) chia sẻ: Trong đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 vừa qua, cả hai vợ chồng anh đều bị F1 do trong công xưởng có người nhiễm Covid-19. Bản thân anh phải nghỉ việc gần 2 tháng, mới đi làm việc trở lại từ đầu tháng 11. Còn vợ anh là CN cũng mới đi làm lại được hơn 1 tháng nay. Trong khi cả hai vợ chồng và hai con nhỏ, một 11 tuổi và một 6 tuổi còn đang ở trọ. Bình thường, hai vợ chồng anh đi làm nếu có tăng ca cũng được 14 triệu đồng, đủ sinh hoạt cho cả nhà, nhưng do năm nay cả hai phải ngừng việc dài ngày nên thu nhập bị giảm sâu, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Chia sẻ với chúng tôi, anh Nam thoáng buồn: “Năm nay khó khăn lắm, nên không thể về quê ăn Tết được”.

Cũng như vợ chồng anh Nam, kể từ khi dịch bệnh bùng phát, nhiều người lao động tại Đà Nẵng cũng hạn chế về thăm nhà. Chị Thủy, nhân viên một công ty du lịch cho biết, trước đây một năm chị về quê khoảng 2-3 lần. Kể từ khi có dịch, chị ngại về nhà hơn phần vì tâm lý e ngại vì về từ vùng dịch, phần vì quy định phòng, chống dịch của mỗi địa phương khác nhau, cũng một phần vì thu nhập giảm sút do dịch bệnh nên phải tằn tiện hơn.

Thu nhập sụt giảm sau nhiều tháng chống dịch, nhiều người hy vọng làm thêm dịp Tết để bù đắp lại.
Thu nhập sụt giảm sau nhiều tháng chống dịch, nhiều người hy vọng làm thêm dịp Tết để bù đắp lại.

Nhiều lao động tại Đà Nẵng nhưng quê ở các tỉnh Bắc Trung bộ hay Tây Nguyên mặc dù đã tiêm 2 mũi vaccine phòng Covid-19, nhưng họ vẫn e ngại hàng xóm ở quê lo sợ người từ các TP lớn về, điều này dấy lên những băn khoăn “có nên về quê ăn Tết?” của những lao động xa quê.

Tâm lý của nhiều lao động tại Đà Nẵng hiện nay chỉ mong được đi làm, kể cả đi làm dịp Tết để bù đắp thu nhập cho những tháng ngày phải ngừng việc vì dịch. Anh Nam chia sẻ: “Một lần về quê, tốn khoảng 2,2 triệu đồng tiền xe/một lượt cho 2 người lớn, còn trẻ con không tính, chưa kể các chi phí khác, nên đâu dám nghĩ đến chuyện về quê ăn Tết. Mấy năm trước vợ chồng đi làm đủ, chắt chiu còn dám về quê, năm nay chắc chắn sẽ ở lại Đà Nẵng. Nếu Công ty tổ chức làm trong dịp Tết tôi sẽ xung phong đi làm để có thêm thu nhập. Mặc dù không về quê ăn Tết tuy có một chút buồn nhưng tôi nghĩ an toàn phải đặt lên trên hết”.

Bến xe Đà Nẵng vắng tanh dù nhiều doanh nghiệp vận tải đã mở bán vé xe Tết.
Bến xe Đà Nẵng vắng tanh dù nhiều doanh nghiệp vận tải đã mở bán vé xe Tết.

Ông Nguyễn Duy Hậu, Giám đốc một công ty may mặc có hơn 200 công nhân tại Đà Nẵng cho biết, qua tham khảo ý kiến của anh em CN hầu hết mọi người dù muốn nhưng sẽ không về quê ăn Tết.  Chính vì đa số CN không về quê nên mong muốn đi làm thêm dịp Tết” - ông Hậu giải thích thêm.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.