Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nhiều hoạt động phong phú tại Lễ hội Làm Chay ở Long An

Hồng Phúc - 22:09, 06/02/2023

Trong hai ngày 5 và 6/2 (tức ngày 15 và 16 tháng Giêng), tỉnh Long An tổ chức Lễ hội Làm Chay tại Đình Tân Xuân, thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, với nhiều hoạt động phong phú.

Múa lân tại Lễ hội Làm Chay
Múa lân tại Lễ hội Làm Chay

Lễ hội Làm Chay là lễ hội truyền thống của người dân địa phương nhằm cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa. Lễ hội được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014. Lễ hội thể hiện sự hòa hợp dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, góp phần bảo tồn các giá trị truyền thống và bản sắc địa phương, tinh thần "uống nước nhớ nguồn" đối với các bậc tiền nhân có công mở cõi, khai cơ lập nghiệp, các Anh hùng, nghĩa sĩ, Liệt sĩ đã hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Tiêu biểu là Anh hùng Đỗ Tường Phong và Đỗ Tường Tự.

Trong 2 ngày diễn ra Lễ hội, ngoài các nghi lễ cúng tế truyền thống, phần hội đã diễn ra các trò chơi dân gian, múa lân, hát bội, bắt vịt... Hầu hết hoạt động của Lễ hội Làm Chay  đều được người dân hưởng ứng nhiệt tình, tạo không khí sôi nổi.

Hoạt động xô giàn, đốt Ông Tiêu vào lúc 24 giờ tối 6/2 (16 tháng Giêng) là chương trình quan trọng, mong những điều may mắn, thuận lợi trong năm mới và cũng là phần kết thúc Lễ hội Làm Chay 2023.

Tin cùng chuyên mục
Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), trong thời gian qua, các địa phương đã tích cực, chủ động bố trí nguồn lực, thực hiện việc đối ứng ngân sách để đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân khu vực miền núi, vùng cao.