Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nhiều hộ “trắng tay” vì đầu tư xây nhà dụ yến làm tổ

PV - 10:21, 03/05/2018

Vài năm trở lại đây, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đua nhau xây nhà dụ chim yến về làm tổ để tạo nguồn lợi kinh tế. Từ mô hình này có người thu tiền tỷ nhưng không ít hộ rơi vào cảnh trắng tay.

Hiện nay, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng có nhiều ngôi nhà hình dáng kỳ lạ. Đây chính là nhà dụ yến, với giá trị hàng trăm đến hàng tỷ đồng. Nhà dụ chim yến được xây rất cao và thiết kế nhiều lỗ, trên nóc nhà được lắp hệ thống loa phát tín hiệu âm thanh dụ yến về làm tổ.

Nhiều gia đình đầu tư cả tỷ đồng nhưng không “dụ” được yến. Nhiều gia đình đầu tư cả tỷ đồng nhưng không “dụ” được yến.

 

Ông Nguyễn Văn Võ (41 tuổi, ngụ tổ dân phố 7, thị trấn Mađaguôi, huyện Đạ Huoai) chia sẻ, năm 2012 ông sửa sang lại căn nhà rồi thuê chuyên gia từ Sài Gòn lên lắp đặt thiết bị trong căn nhà cấp 4 của mình để thử nghiệm mô hình này. Thấy khấm khá từ nghề dụ chim yến, ông Võ không ngừng mở rộng quy mô.

Đến nay, nông dân này đã có 2 nhà dụ chim yến. Mỗi căn nhà xây 3 tầng, trị giá hơn 2 tỷ đồng/căn. Tầng dưới để ở và 2 tầng trên được ông gắn các thiết bị để dụ yến về làm tổ. Hiện gia đình ông mỗi tháng cho thu hoạch từ 17-20kg tổ yến, với giá bán dao động từ 20-22 triệu đồng/kg thì hộ ông Võ thu nhập ngoài sức tưởng tượng.

Tuy nhiên, không may mắn như ông Võ, ông Nguyễn Hóa, một người dân khác trong thị trấn cười buồn nói: “Thấy người ta bảo nuôi yến chỉ mất tiền xây nhà, rồi khoảng 3 năm sau cứ ngồi thu tiền nên tôi đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng xây nhà dụ yến. Nhà đã xây xong và gắn thiết bị “dụ” suốt 4 tháng nay nhưng vẫn chưa có con chim nào chịu về làm tổ. Vốn liếng tích góp cả đời tôi đã đổ hết vào đó. Yến không về thì coi như mất trắng”.

Được biết, toàn huyện Đạ Huoai hiện có khoảng 70 ngôi nhà cao tầng được người dân đầu tư xây dựng để nuôi yến. Nghề nuôi yến ở Đạ Huoai bắt đầu cách đây khoảng 10 năm. Riêng 2 năm trở lại đây, có khoảng 50 ngôi nhà dụ yến được xây mới, quy mô đầu tư từ 700 triệu đồng đến 2,5 tỷ đồng/căn. Thị trấn là nơi tập trung nhà dụ yến nhiều nhất, khoảng 40 căn.

Theo ông Trần Anh Dũng, Chủ tịch UBND thị trấn Mađaguôi, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng, nghề nuôi yến ở địa phương chưa có quy hoạch mà chủ yếu là tự phát nên rất khó kiểm soát. Trong khoảng 40 hộ xây nhà dụ yến tại địa phương, chỉ mới có 3 nhà cho thu nhập. Cũng theo ông Dũng, ở địa phương có trường hợp xây nhà yến đã 3 năm nhưng vẫn không có yến về làm tổ.

Ông Dũng khuyến cáo, người dân không nên đổ xô vào việc xây nhà dụ yến. Người dân cần hết sức thận trọng khi đầu tư lớn vào một nghề “rủi ro” cao này. Khi phát triển ở quy mô nhỏ có thể đem lại lợi nhuận cao, nhưng khi phát triển ồ ạt nhiều hộ có thể sẽ phải chịu thiệt hại lớn.

THIÊN ĐỨC

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.