Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nhiều hộ đồng bào Raglai thoát nghèo nhờ xuất khẩu lao động

PV - 14:42, 14/03/2019

Những năm qua, huyện Bác Ái (Ninh Thuận) đã triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, nhằm giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

Nhờ có người thân đi xuất khẩu lao động, nhiều hộ gia đình dân tộc Raglai ở huyện Bác Ái (Ninh Thuận) đã xây dựng được nhà ở khang trang. Nhờ có người thân đi xuất khẩu lao động, nhiều hộ gia đình dân tộc Raglai ở huyện Bác Ái (Ninh Thuận) đã xây dựng được nhà ở khang trang.

Chị Chamaléa Thị Diệu, ở thôn Tà Lú 2, xã Phước Đại (Bác Ái) đã từng có thời gian đi xuất khẩu lao động 3 năm tại Ả Rập Xê Út. Tiếp chúng tôi trong căn nhà khang trang được xây dựng bằng tiền tiết kiệm trong những năm đi xuất khẩu lao động, chị Diệu cho biết: “Trước đây, gia đình tôi thuộc diện nghèo nhất thôn, nhà đông anh em, kinh tế khó khăn. Hằng ngày, tôi làm việc vất vả ngoài chợ, thu nhập ba đồng ba cọc, không đủ sống. Với quyết tâm thoát nghèo, năm 2016, tôi đã đi xuất khẩu lao động làm việc phụ giúp gia đình. Nhờ chịu khó lao động, công việc cũng phù hợp, nên cứ khoảng 2-3 tháng, tôi lại gửi tiền về cho gia đình từ 16-17 triệu đồng”.

Chị Diệu bộc bạch, lần đầu tiên gửi 39 triệu đồng về cho gia đình để mua 5 con bò sinh sản, cảm thấy vui lắm. Với đồng vốn dành dụm trong 3 năm đi xuất khẩu lao động, gia đình chị đã xây dựng được 1 căn nhà khang trang với tổng giá trị 280 triệu đồng. Ngoài ra, gia đình còn mua được 1 chiếc xe máy để làm phương tiện đi lại.

Theo chị Diệu, nhờ đi xuất khẩu lao động mà gia đình chị có cơ hội vươn lên thoát nghèo. “Nếu ngày đó, mình không quyết tâm thì chắc giờ này vẫn luẩn quẩn trong cái nghèo”, chị Diệu bộc bạch.

Tương tự, chị Ka Tơ Thị Điệp ở thôn Ma Hoa, xã Phước Đại, Bác Ái đi xuất khẩu lao động từ năm 2015 tại Malaysia, làm nghề điện tử. Ở nước ngoài, cứ khoảng 2 tháng, chị tích góp gửi tiền về cho gia đình từ 20-23 triệu đồng. Hiện nay, gia đình chị đã trả được nợ ngân hàng, xây dựng được ngôi nhà mới khang trang và mua thêm được 8 con bò.

Ông Bùi Quốc Việt,Trưởng phòng Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Bác Ái thông tin, ngoài việc nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình, nhiều người đi xuất khẩu lao động còn tích góp vốn gửi về cho gia đình để mở rộng chăn nuôi, trồng trọt. Nhờ đó, nhiều hộ mua sắm được ti vi, tủ lạnh và các vật dụng trong gia đình.

Huyện Bác Ái là địa phương có đông đồng bào Raglai sinh sống, chiếm trên 75%, đa số bà con làm nương rẫy, thu nhập bấp bênh. Qua công tác chỉ đạo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh cùng sự phối hợp chặt chẽ giữa các hội, đoàn thể, doanh nghiệp trong việc tuyên truyền, tư vấn tuyển chọn các lao động xuất khẩu, theo đó, nhiều địa phương đã có số người đăng ký tham gia đi xuất khẩu lao động đạt tỷ lệ cao, tiêu biểu như các xã: Phước Đại, Phước Bình, Phước Tiến…

Qua thống kê, từ năm 2010-2018, toàn huyện Bác Ái đã có 196 lao động tham gia xuất khẩu của thị trường các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Ả Rập Xê Út. Số lao động gửi tiền về cho gia đình đạt 11,8 tỷ đồng. Riêng năm 2018 đạt 5,7 tỷ đồng.

Để triển khai tốt khâu giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, thời gian tới, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện tiếp tục tuyên truyền cho người lao động bằng nhiều hình thức. Đồng thời, khảo sát thị trường lao động trong và ngoài nước để liên kết giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

NGỌC HÂN

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.