Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nhiều hộ dân ở Chà Nưa xin thoát nghèo

Nghĩa Hiệp - 10:08, 30/12/2019

Hơn 1 năm nay, việc tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo đã không còn là chuyện hiếm ở xã Chà Nưa, huyện Nậm Pồ (Điện Biên). Bởi giờ đây, dù cuộc sống vẫn chưa hết khó khăn, nhưng người dân ở xã Chà Nưa đã tự ý thức rằng, “muốn thoát nghèo phải tự mình vươn lên”.

Mô hình nuôi gà của gia đình ông Khoàng Văn Né đem lại thu nhập cao
Mô hình nuôi gà của gia đình ông Khoàng Văn Né đem lại thu nhập cao

Ông Khoàng Văn Né, dân tộc Thái, sinh năm 1955, bản Nà Ín 2, là người đầu tiên ở xã Chà Nưa viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo. Trong ngôi nhà sàn 3 gian đầy đủ tiện nghi, ông Né mừng rỡ chia sẻ: Gia đình tôi đông con, nên mãi không thoát được nghèo. Kinh tế gia đình trước nay chủ yếu làm ruộng, cũng chỉ gọi là đủ ăn. Đến năm 2016, gia đình tôi được Nhà nước hỗ trợ một con bò giống sinh sản và được hướng dẫn chăn nuôi gà, vịt. Đến nay, bình quân mỗi năm gia đình tôi thu nhập cũng hơn 25 triệu đồng. Tivi, xe máy đều có cả rồi, nhà cửa được xây lại khang trang, nên chúng tôi chủ động xin ra khỏi hộ nghèo, nhường suất hỗ trợ hộ nghèo cho những bà con khác còn khó khăn hơn.

Còn gia đình ông Thùng Văn Vũ, dân tộc Mông, bản Pa Có, xã Chà Nưa, là hộ nghèo nhiều năm của huyện. Năm 2018, ông Vũ là 1 trong 27 hộ của xã Chà Nưa viết đơn xin thoát nghèo. “Chúng tôi được hỗ trợ vốn sản xuất từ nguồn vốn 30a, ban đầu là một con bò giống, đến nay chúng tôi đã có thêm 2 con bê. Trên địa bàn, những gia đình có xe máy, nhà cửa, trâu, bò đều thoát nghèo cả rồi, nên tôi cũng học theo những gia đình khác, xin ra khỏi hộ nghèo”.

Đằng sau những lá đơn tự nguyện thoát nghèo ấy là ý thức về tinh thần, trách nhiệm, mong muốn không ngừng vươn lên trong cuộc sống của bà con Nhân dân xã Chà Nưa. Trong những năm qua, để giúp người dân thật sự thoát nghèo, chính quyền huyện Nậm Pồ nói chung và xã Chà Nưa nói riêng đã triển khai các chương trình, chính sách hỗ trợ người nghèo từ nguồn vốn 30a và Chương trình 135. Trong đó, huyện Nậm Pồ đã chú trọng xây dựng nghị quyết chuyên đề về giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2016 - 2020; Nghị quyết về phát triển gia súc, gia cầm giai đoạn 2016 - 2020 định hướng đến năm 2025 trên địa bàn; triển khai các chương trình, dự án như: Hỗ trợ con giống, cây giống, kinh nghiệm canh tác, chuyển giao khoa học kỹ - thuật mới...

Nhờ vậy, công tác xóa đói giảm nghèo từ huyện đến cơ sở luôn được chú trọng, gắn trách nhiệm cho mỗi đơn vị, cán bộ, đảng viên trong việc giúp đỡ hộ nghèo trên địa bàn. Kết quả trong giai đoạn 2016 - 2018, toàn huyện Nậm Pồ đã có 114 hộ gia đình được giúp đỡ, vươn lên thoát nghèo và xin thoát nghèo, tính riêng xã Chà Nưa là 60 hộ.

Theo ông Khoàng Văn Van, Bí thư Đảng ủy xã Chà Nưa: “Trên địa bàn xã Chà Nưa có 4 dân tộc đang sinh sống, có 9 bản. Giai đoạn 2017 - 2019, người dân cũng đã dần ý thức, chăm chỉ lao động để thoát nghèo. Trong năm 2017 và 2018 đã có 60 hộ làm đơn xin ra khỏi hộ nghèo. Chúng tôi đã biểu dương những tấm gương tiêu biểu xin thoát nghèo, vì thế mà những người dân có hoàn cảnh tương tự cũng có ý thức viết đơn xin thoát nghèo”.

Những lá đơn xin thoát nghèo của người dân không chỉ đánh giá cao tính tự giác, tự lực, tự cường, vươn lên trong cuộc sống của bà con Nhân dân vùng khó, mà còn trở thành một trong những động lực để đưa xã Chà Nưa là xã đầu tiên của huyện Nậm Pồ về đích nông thôn mới.


Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.