Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Chính sách dân tộc

Nhiều giải pháp giúp đồng bào Khmer thoát nghèo

PV - 08:37, 19/04/2018

Trần Văn Thời là huyện có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất tỉnh Cà Mau (gần 11.000 khẩu). Thời gian qua, huyện Trần Văn Thời triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án, nhằm giúp bà con đồng bào dân tộc Khmer từng bước thoát nghèo.

Từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, bà con Khmer nghèo xã Khánh Hải (huyện Trần Văn Thời) thực hiện hiệu quả mô hình nuôi cá bổi cho thu nhập ổn định. Từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, bà con Khmer nghèo xã Khánh Hải (huyện Trần Văn Thời) thực hiện hiệu quả mô hình nuôi cá bổi cho thu nhập ổn định.

 

Theo ông Trịnh Hoàng Nỗng, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Trần Văn Thời, cho biết: Ngoài hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, xây dựng nhà ở cho hộ dân tộc nghèo, huyện còn thực hiện tốt việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất ở các xã đặc biệt khó khăn theo Chương trình 135. Năm 2017, huyện đầu tư hơn 5,4 tỷ đồng phát triển kết cấu hạ tầng tại các xã Khánh Bình Tây, Khánh Bình Tây Bắc, Khánh Bình Đông, Khánh Hải, Khánh Hưng và Trần Hợi. Đồng thời, giải ngân hơn 1,750 tỷ đồng hỗ trợ phát triển sản xuất cho bà con nghèo. Nhờ đó tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo hằng năm giảm mạnh từ 3-4%”.

Bà Lâm Thị Vui là một trong những hộ dân tộc Khmer được giao đất ở, đất sản xuất tập trung tại dự án đất ở tập trung thuộc ấp Sào Lưới B, xã Khánh Bình Tây Bắc vui mừng nói: Trước đây, do không có đất nên phải ở đậu người khác, khổ lắm. Từ khi được Nhà nước cho về ở đây cuộc sống gia đình tôi dần khác lên, nhờ làm ruộng nên có gạo ăn, không cần mua nữa. Ngoài ra, tôi còn trồng thêm các loại hoa màu để ăn và bán hằng ngày”.

Chúng tôi về ấp 8, xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay của vùng đất một thời từng được xem là “rốn nghèo” của xã. Vùng đất khó này đang từng ngày “thay da đổi thịt”.

Sự đổi thay của ấp 8 bắt nguồn từ khi được Nhà nước đầu tư xây dựng tuyến lộ nông thôn và các công trình thuỷ lợi. Bởi có các công trình thuỷ lợi đồng nghĩa với việc những cánh đồng lúa đã được cứu. Kể từ đó, tình hình sản xuất nông nghiệp của người dân nơi đây thuận lợi hơn nhiều so với trước. Giao thông được đầu tư xây dựng, việc giao thương thuận tiện, người dân trong ấp càng tích cực, hăng say lao động. Lộ làng thông thoáng, ấp liền ấp, công trình thuỷ lợi được đầu tư xây dựng, lại được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước, cùng ý thức tự vươn lên của bà con, số hộ thoát nghèo ngày càng tăng lên.

Trong những năm qua, ngoài việc thực hiện các chính sách đặc thù theo các chương trình mục tiêu quốc gia, tỉnh Cà Mau tập trung thực hiện quyết liệt các giải pháp giảm nghèo bền vững trong đồng bào Khmer. Sự quan tâm của Nhà nước cùng với quyết tâm vươn lên của người dân đã làm thay đổi đời sống của đồng bào Khmer Cà Mau.

PHƯƠNG NGHI