Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nhiều cam kết hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang kinh tế xanh

PV - 15:09, 16/12/2022

Các trao đổi, ký kết hết sức hiệu quả thiết thực, đi đúng xu thế Việt Nam lựa chọn là chuyển sang kinh tế số, kinh tế xanh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Alexander De Croo chứng kiến lễ ký Ý định thư hợp tác giữa Bộ TN&MT và Bộ Biển Bắc của Vương quốc Bỉ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Alexander De Croo chứng kiến lễ ký Ý định thư hợp tác giữa Bộ TN&MT và Bộ Biển Bắc của Vương quốc Bỉ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trao đổi với báo chí bên lề chuyến thăm chính thức Đại công quốc Luxembourg, Vương quốc Hà Lan và Vương quốc Bỉ của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho biết đây là chuyến thăm trong thời gian ngắn nhưng có lịch trình dày đặc và đã đạt được những kết quả hết sức quan trọng.

Đoàn công tác do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đã làm việc với các cơ quan của Chính phủ, Quốc hội, Hoàng gia, làm việc với chính quyền địa phương và trung ương các nước. Đặc biệt, tại các hội nghị, hội thảo, các cơ quan đã ký kết hợp tác với nhiều doanh nghiệp của các nước.

"Có thể khẳng định rằng các nước rất chủ động, dù tham dự chương trình đa phương với nhiều sự kiện nhưng họ vẫn dành cho Việt Nam sự đón tiếp hết sức trọng thị, nồng hậu. Các nội dung trao đổi rất toàn diện, thiết thực", Bộ trưởng Trần Hồng Hà đánh giá.

Tại các nơi đoàn cấp cao đến thăm, lãnh đạo các nước đều đề cập đến qua trình 50 năm hợp tác với Việt Nam. Các nước luôn có tình cảm đặc biệt, lựa chọn Việt Nam là điểm đến hấp dân để đầu tư, hợp tác, đánh giá Việt Nam có sự đổi mới sáng tạo và tiềm năng rất lớn trong hợp tác. Đó là dấu ấn rất lớn trong chuyến công tác lần này.

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, một điểm mới của chuyến công tác lần này là chúng ta tiếp tục làm sâu sắc thêm những hợp tác trong các lĩnh vực truyền thống. Ví dụ trong lĩnh vực TN&MT, Việt Nam đã cùng các nước thiết lập quan hệ đối tác chiến lược trong lĩnh vực tăng trưởng xanh, biến đổi khí hậu. Lần này, chúng ta đã làm sâu sắc thêm những hợp tác thông qua những hiệp định với giai đoạn mới, đòi hỏi nâng cấp các mối quan hệ cả về tầm cao, chiều sâu. Đặc biệt, các hiệp định tập trung vào vấn đề chuyển đổi sang nền kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế carbon thấp. Từ các hiệp định, nhiều hoạt động sẽ được triển khai để có thể thích ứng với biến đổi khí hậu, chuyển đổi được kinh tế dựa trên năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo.

Đặc biệt, chúng ta đã ký kết một hiệp định mới với Vương quốc Bỉ về hợp tác liên quan đến kinh tế biển xanh, giúp Việt Nam có kinh nghiệm trong quy hoach khai thác, quản lý tổng hợp biển, đặc biệt là khai thác tiềm năng năng lượng gió ngoài khơi.

Bộ TN&MT và Bộ Biển bắc Bỉ sẽ hợp tác trong nghiên cứu biển, cũng như thúc đẩy hỗ trợ của Vương quốc Bỉ về công nghệ và tài chính.

"Các trao đổi, ký kết hết sức hiệu quả thiết thực, đi đúng xu thế Việt Nam lựa chọn là chuyển sang kinh tế số, kinh tế xanh", Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định.

Sau COP26 và gần đây là COP27, Việt Nam đã thể hiện tinh thần, trách nhiệm hết sức cao trong vấn đề chuyển đổi nền kinh tế, có cam kết để cùng chung tay với thế giới đạt mục tiêu vào năm 2050 phát thải bằng 0 cùng cam kết trong vấn đề chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng nượng tái tạo.

Với cam kết này vị thế, vai trò, uy tín của Việt Nam được nâng cao. Với các quốc gia đoàn cấp cao đến thăm, bạn cũng đặt mối quan hệ với Việt Nam là quan hệ hợp tác đối tác để cùng thực hiện, cùng đóng góp vào quá trình thực hiện mục tiêu kinh tế-xã hội; xác định Việt Nam là đối tác quan trọng.

Cũng theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Việt Nam cùng các nước G7 và các đối tác phát triển khác đã ra tuyên bố hết sức quan trọng là tuyên bố liên quan đến xây dựng đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng. Đây là mẫu hình mới về sự hợp tác giữa các nước phát triển và nước đang phát triển để thực hiện mục tiêu về biến đổi khí hậu. Qua đó mở ra một cơ chế mới, cơ chế thông qua hợp tác của chính phủ, nguồn đầu tư công để khơi thông nguồn đầu tư tư.

Sau tuyên bố này, Việt Nam cùng với các đối tác phát triển sẽ có chương trình, kế hoạch rõ ràng thông qua đàm phán, tiếp nhận các hỗ trợ về công nghệ mới, công nghệ xanh; cùng các nước xem xét đánh giá quá trình chuyển đổi đó để nhận được hỗ trợ tài chính, công nghệ quản trị; giúp Việt Nam có thể cùng các nước đạt được mục tiêu phát triển bền vững.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.