Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nhiều bộ sách giáo khoa: Việc khó nhưng cần làm

PV - 14:50, 23/04/2019

Thời gian gần đây, từ nghị trường Quốc hội cho đến mỗi gia đình có con em đi học đều đang bàn tán xôn xao việc triển khai áp dụng nhiều bộ sách giáo khoa trong hệ thống giáo dục.

Áp dụng nhiều bộ sách giáo khoa giúp học sinh DTTS dễ dàng tiếp cận kiến thức hơn. Áp dụng nhiều bộ sách giáo khoa giúp học sinh DTTS dễ dàng tiếp cận kiến thức hơn.

Thiết nghĩ đây là một chủ trương đúng đắn, cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Bởi, việc làm này là phù hợp với bản chất và quy luật phát triển đa dạng của hiện thực đời sống, phù hợp với xu thế của các nền giáo dục hiện đại, tiên tiến trong bối cảnh một thế giới bùng nổ thông tin, sự kết hợp đa phương tiện và thái độ tôn trọng sự đa dạng, khác biệt.

Đối với vùng DTTS, việc áp dụng nhiều bộ sách giáo khoa cũng sẽ giúp cho học sinh tiếp cận thông tin một cách dễ dàng hơn. Học sinh DTTS ở các vùng, miền khác nhau, có nền tảng văn hóa khác nhau thì việc cung cấp thông tin cho các em cũng cần tìm các phương pháp phù hợp. Việc Nhà nước cho phép sử dụng nhiều bộ sách giáo khoa chính là để các em tiếp cận kiến thức tốt nhất theo cách của mình.

Bên cạnh đó, việc áp dụng nhiều bộ sách giao khoa cũng sẽ tránh được hiện tượng độc quyền, tạo ra nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng, chủ yếu là giáo viên và học sinh.

Có thể nói, việc áp dụng nhiều bộ sách giáo khoa là rất cần thiết, nhưng nhiều người còn e ngại, chần chừ là bởi đây là việc làm khó, không hề đơn giản. Thực tế, việc có nhiều bộ sách giáo khoa nếu không làm cẩn thận sẽ dẫn đến thiếu sự đồng bộ thậm chí loạn sách giáo khoa. Nhiều bộ sách sẽ có nhiều ý kiến, nhiều tình huống, kiến thức và kỹ năng cụ thể khác nhau, cách khai thác, trình bày cũng khác nhau. Vì thế, đòi hỏi người thầy phải rất vững vàng (có năng lực thực sự) mới có thể hướng dẫn học sinh cách học và những lưu ý cần thiết nhất. Trong bối cảnh nước ta hiện nay, nếu không có những quy định chặt chẽ đều có thể xảy ra chuyện tiêu cực, khó tránh khỏi tình trạng nhiều khi bản thảo tốt, sách tốt hơn lại không được sử dụng.

Nhìn nhận những khó khăn đó không phải là để bi quan mà để lường trước những tình huống trở ngại trên thực tế. Việc áp dụng nhiều bộ sách thật sự là cuộc “vượt chướng ngại vật” đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Thế nhưng, cái gì khó mà làm được sẽ đem lại hiệu quả tốt, lâu dài. Vì vậy, thời gian tới, thay vì bàn lùi, các nhà quản lý giáo dục tới giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh cần đồng lòng tìm cách làm chính xác, phù hợp theo hướng áp dụng nhiều bộ sách giáo khoa.

THIÊN ĐỨC

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.