Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Môi trường sống

Nhiều biện pháp để ngăn chặn cháy rừng

PV - 15:35, 12/06/2018

Như Thanh là một huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa, có 33.000ha rừng, đất lâm nghiệp. Trong đó có 3.900ha rừng đặc dụng, 9.000ha rừng phòng hộ và trên 22.000ha rừng sản xuất. Đây là một trong những huyện được xác định, là vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng.

Qua rà soát, các khu vực trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng cao như Xuân Thái, Thanh Tân, Xuân Thọ, Xuân Khang, Phúc Đường... Vì vậy, công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) đang được ngành chức năng của huyện Như Thanh chủ động triển khai bằng nhiều biện pháp nhằm bảo vệ rừng và hạn chế thấp nhất cháy rừng xảy ra.

Ngành Kiểm lâm Như Thanh tăng cường công tác phối hợp tuần tra bảo vệ rừng. Ngành Kiểm lâm Như Thanh tăng cường công tác phối hợp tuần tra bảo vệ rừng.

 

Ông Lê Thanh Ngợi, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Như Thanh cho biết: Những năm gần đây, tình hình thời tiết trên địa bàn huyện diễn biến khá phức tạp. Vào mùa nắng nóng có những nơi nhiệt độ cao hơn nền nhiệt chung của tỉnh. Trong khi đó, thói quen canh tác của người dân lại thiếu cẩn trọng khi đốt nương, làm rẫy, phát dọn thực bì rừng trồng, nguy cơ cháy rừng rất cao.

Để chủ động PCCCR, Hạt Kiểm lâm huyện Như Thanh đã tích cực phối hợp với các đơn vị chủ rừng và ban, ngành, đoàn thể, địa phương. Trong đó, lực lượng chức năng tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, đặc biệt triển khai nhiều biện pháp PCCCR, như  tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng, PCCCR,  tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ về công tác PCCCR.

Theo đó, các cấp, các ngành trong huyện cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến từng xã, thôn, bản và đơn vị chủ rừng về việc chủ động PCCCR; duy trì hoạt động tại các chốt bảo vệ rừng, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; tổ chức cho 100% số hộ gia đình ký cam kết về xây dựng khu dân cư “4 không” (không sử dụng lửa bừa bãi trong sinh hoạt, sản xuất để xảy ra cháy rừng; không chặt phá rừng; không lấn chiếm đất rừng và không mua bán hoặc sang nhượng đất rừng trái phép). Bố trí lực lượng, các điểm chốt, trạm canh gác, tuần tra, phương tiện và có phương án chữa cháy rừng cụ thể; huy động các lực lượng tại chỗ xử lý ngay khi cháy rừng xảy ra, không để xảy ra cháy lớn.

Tại các địa phương, công tác PCCCR được cấp ủy đảng, chính quyền đặc biệt quan tâm. Chính quyền các xã phối hợp với chủ rừng tăng cường tuần tra, kiểm soát người đi lại, sinh hoạt trong rừng nhằm nâng cao ý thức bảo vệ rừng; cảnh giới cao việc sử dụng lửa trong mùa nắng nóng. Hoạt động đốt dọn thực bì trồng rừng, phát rừng và sử dụng lửa gần các khu vực có rừng được các địa phương quản lý, hướng dẫn và giám sát chặt chẽ.

Đặc biệt, trong công tác phối hợp về các biện pháp PCCCR giáp ranh giữa Hạt Kiểm lâm huyện Như Thanh và Ban Quản lý rừng phòng hộ Như Xuân cũng đang triển khai tích cực.

Bà Bùi Thị Hoa, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Như Xuân cho biết: để hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do cháy rừng gây ra, phương án PCCCR luôn được hai đơn vị duy trì chế độ thường trực 24/24 giờ. Trong suốt mùa khô, lực lượng chức năng tăng cường kiểm soát người vào những khu vực rừng có nguy cơ cháy cao, giảm thiểu nguồn lửa; phát hiện kịp thời điểm cháy.

Bên cạnh đó, đơn vị cũng hướng dẫn các hộ dân chủ động xử lý thực bì, làm giảm vật liệu cháy ở các khu rừng dễ cháy. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các hộ dân trong vùng thực hiện nghiêm các quy định bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng; thực hiện một số giải pháp về lâm sinh, trồng các cây phân tán vào các khu rừng.

Với sự tăng cường công tác phối hợp, huyện Như Thanh đang nỗ lực để bảo vệ diện tích rừng hiện có, ngăn chặn, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng xảy ra.

QUỲNH TRÂM

Tin cùng chuyên mục
Hơn 420 hộ dân ở xã miền núi Tân Hóa bị ngập sâu trong nước lũ

Hơn 420 hộ dân ở xã miền núi Tân Hóa bị ngập sâu trong nước lũ

Đầu giờ chiều nay (20/9), trao đổi qua điện thoại với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Trương Thanh Duẩn - Chủ tịch UBND xã Tân Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) cho biết: “Hiện toàn xã có 428 hộ dân bị ngập trong nước. Trong đó, các hộ dân ở khu vực Cồn Ba đã ngập sâu 2m”.