Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

“Nhặt sạn” cho văn hóa lễ hội

PV - 14:08, 05/03/2018

Những ngày đầu năm mới, cũng là thời điểm khắp mọi miền đất nước bước vào mùa lễ hội. Đây cũng là một nét đẹp trong văn hóa của các dân tộc ở Việt Nam. Tuy nhiên, lẫn vào trong văn hóa này vẫn có những “hạt sạn” cần tiếp tục được loại bỏ.

Trên thực tế, tại một số khu di tích hiện nay vẫn tồn tại các hành vi gây phản cảm. Như tình trạng du khách thả tiền lẻ xuống giếng thiêng, đặt tiền lẻ trước bàn thờ Phật, trang phục thiếu nghiêm túc, chen lấn, xả rác tùy tiện, viết vẽ, khắc chữ bừa bãi trong khu di tích; rồi hàng quán “chặt chém”, trông xe giá cao, hàng rong đeo bám du khách… vẫn diễn ra.

Rác thải vứt bừa bãi tại các lễ hội. Rác thải vứt bừa bãi tại các lễ hội.

 

Thậm chí một bộ phận người dân lại đến đền, chùa nhằm “giãi bày” những điều phàm như, cho vay tiền hay hợp đồng mua bán lâu không đòi được nợ bèn “chắp lễ chắp bái” lên đền cầu cúng thần thánh, mong được giúp đỡ để đòi được nợ.

Có người đến đền chùa để vái lạy, kể lể, ở cơ quan mình có tên những người này người kia thường hay ghen ghét, đố kị, để ý, ngầm hại mình, rồi mình đang phấn đấu lên chức này chức nọ, muốn tăng lương trước thời hạn, rồi bản thân đang phấn đấu để được ngồi chỗ này chỗ kia…

Sự lệch lạc trong chuẩn mực về văn hóa trước di tích, xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trước hết là, do sự thiếu hiểu biết của một số người khi không xác định được những chuẩn mực về văn hóa khi bước chân vào chốn thanh tịnh, linh thiêng. Bên cạnh đó, nhiều người cố tình vi phạm, coi đền chùa chỉ là nơi đến vãn cảnh mà không hề nhận thức được sự tôn nghiêm trong văn hóa ứng xử. Trong khi đó, một số ban quản lý chưa kịp thời xử lý, nhắc nhở những hành vi lệch lạc.

Thiết nghĩ, đền, chùa, miếu, phủ là nơi linh thiêng, thờ cúng phật và thần thánh, thành hoàng. Lên chùa, đền để tìm đến nơi thanh tịnh, làm cho tâm hồn thư thái, cầu mong được khỏe mạnh và bình an. Vì vậy những “tà niệm” cần phải được gột bỏ trước cửa thiêng, những hành động xấu cũng cần phải uốn nắn. Để làm được điều đó, người dân cần trước hết tự ý thức, tự học hỏi, tự răn mình. Ngoài ra, cũng cần đẩy mạnh chương trình giáo dục di sản và ứng xử văn hóa trước di sản trong các nhà trường để mỗi các học sinh, sinh viên nâng cao được nhận thức đúng đắn khi đến các điểm di tích, đền, chùa.

THIÊN ĐỨC

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.