Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nhật Bản phát triển thiết bị dạng tai nghe cảnh báo nguy cơ say nắng

PV - 14:05, 19/07/2022

Trong bối cảnh nhiệt độ ở nhiều nơi trên thế giới tăng cao, các công ty Nhật Bản đang tiên phong trong việc phát triển các thiết bị đeo có thể giúp ngăn ngừa say nắng, đặc biệt hữu ích đối với những người phải làm việc ngoài trời nắng nóng như công nhân tại các công trường xây dựng.

Người dân di chuyển trên đường phố dưới trời nắng nóng tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Người dân di chuyển trên đường phố dưới trời nắng nóng tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Kyocera - hãng sản xuất thiết bị điện tử lớn của Nhật Bản, đã cho ra đời một thiết bị dạng tai nghe, có chức năng theo dõi nhịp tim và nồng độ oxy trong máu của người dùng. Tai nghe này sử dụng công nghệ dẫn truyền âm qua xương giúp đàm thoại dễ dàng hơn trong môi trường ồn ào.

Trưởng nhóm phát triển của Kyocera, ông Owada Yasuhiko, cho biết: "Thiết bị này có thể góp phần ngăn ngừa tai nạn tại nơi làm việc thông qua việc khuyến khích người dùng nghỉ ngơi và bù nước". Thiết bị này giúp cảnh báo người dùng bất kỳ điều bất thường nào.

Trong khi đó, từ năm ngoái, Ubiteq - một công ty công nghệ thông tin, có trụ sở tại Tokyo, đã cung cấp dịch vụ giám sát dựa trên đồng hồ thông minh. Cụ thể, đồng hồ thông minh của Ubiteq đã được bổ sung thêm một chức năng mới, sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), để nhận ra nguy cơ say nắng dựa trên dữ liệu trong quá khứ. 

Nếu phát hiện các dấu hiệu cảnh báo, thiết bị sẽ khuyên người dùng nghỉ ngơi thông qua màn hình cảnh báo và rung. Thiết bị này cũng phân tích những thay đổi trong thời gian nghỉ để xác định thời điểm an toàn để quay lại làm việc.

Ubiteq cho biết hiện có khoảng 60 công ty đã sử dụng loại đồng hồ thông minh này./.

Tin cùng chuyên mục
Thực hiện các Chương trình MTQG sau sắp xếp đơn vị hành chính: Không để khoảng trống về tiến độ giải ngân

Thực hiện các Chương trình MTQG sau sắp xếp đơn vị hành chính: Không để khoảng trống về tiến độ giải ngân

Năm 2025 là năm cuối thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn từ năm 2021-2025. Trong 9 nhóm mục tiêu thì còn 3 nhóm mục tiêu chưa đạt và tỷ lệ giải ngân các Chương trình còn thấp, đặc biệt đến ngày 1/7 sẽ bỏ các đơn vị hành chính cấp huyện, việc sắp xếp tổ chức, bộ máy làm thay đổi chủ thể thực hiện, cũng như đối tượng, địa bàn thụ hưởng chính sách. Để đảm bảo việc triển khai các Chương trình MTQG không bị gián đoạn, Chính phủ, các bộ, ngành liên quan và các địa phương cũng đang tập trung chỉ đạo việc giải ngân các Chương trình nhằm hoàn thành 9/9 mục tiêu đã đề ra.