Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nhật Bản đứng đầu thế giới về số ca mắc mới COVID-19

PV - 10:05, 02/11/2022

Tính đến sáng 2/11, thế giới ghi nhận 635.894.755 ca nhiễm COVID-19 và 6.595.293 ca tử vong do dịch bệnh này. Trong 24 giờ qua, Nhật Bản đứng đầu thế giới về số ca nhiễm mới, với 65.280 trường hợp.

Thị trưởng Tokyo, bà Yuriko Koike tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ 5 tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản, ngày 1/11/2022. (Ảnh: Kyodo)
Thị trưởng Tokyo, bà Yuriko Koike tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ 5 tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản, ngày 1/11/2022. (Ảnh: Kyodo)

Số liệu trên trang web thống kê worldometers.info cho thấy trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 243.686 ca nhiễm và 542 ca tử vong do COVID-19.

Ngoài ra, hiện toàn thế giới có 615.312.744 ca nhiễm COVID-19 được công bố khỏi bệnh. Trong số 13.986.738 ca bệnh đang điều trị, có 13.950.629 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,7%) và 36.109 ca (chiếm 0,3%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện hoành hành tại 228 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Xét theo quy mô khu vực, số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu là 234.443.507 ca, trong đó có 1.942.384 ca tử vong và 227.455.921 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, châu Âu ghi nhận thêm 48.262 ca nhiễm mới và là khu vực có số ca mắc COVID-19 mới cao đứng thứ hai thế giới.

Trong khi đó, châu Á vẫn cũng ghi nhận tổng số ca nhiễm COVID-19 ở mức cao, với 193.885.131 ca. 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 179.517 ca nhiễm mới (đứng đầu thế giới) và 223 ca mới tử vong do dịch bệnh này.

Trong 24 giờ qua, Nhật Bản đứng đầu thế giới về số ca nhiễm mới, với 65.280 trường hợp, với BA.5 là biến thể lây nhiễm chủ đạo. Trong một nỗ lực nhằm đẩy lùi sự lây lan của dịch bệnh, Bộ Y tế Nhật Bản ngày 1/11 đã cấp phép lưu hành vaccine ngừa COVID-19 cải tiến đặc hiệu đối với biến thể BA.5 của Omicron do Moderna sản xuất. Đây là loại vaccine ngừa COVID-19 đặc hiệu đối với biến thể BA.4 và BA.5 thứ hai được Nhật Bản cấp phép, sau sản phẩm cùng loại của Pfizer.

Theo Bộ Y tế Nhật Bản, người trên 18 tuổi được phép tiêm loại vaccine cải tiến và thời gian tiêm là 3 tháng sau mũi tiêm gần nhất. Để chuẩn bị ứng phó với làn sóng dịch thứ 8 dự báo sẽ xảy ra, Bộ Y tế Nhật Bản có kế hoạch thực hiện tiêm chủng tổng cộng 102 triệu mũi vaccine ngừa COVID-19 vào cuối năm nay.

Hiện Bắc Mỹ có 117.832.814 ca mắc bệnh, trong đó có 1.552.624 ca tử vong vì COVID-19. Mỹ vẫn là nước bị tác động nặng nề nhất trong khu vực với tổng số 99.385.862 ca nhiễm và 1.095.444 ca tử vong vì COVID-19.

Tính đến sáng 2/11, Nam Mỹ có 64.439.389 ca nhiễm COVID-19, với 1.332.902 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực, với 34.870.394 ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại.

Tính đến sáng 2/11, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 12.673.191 trường hợp, trong đó có 257.852 ca tử vong và 12.004.456 ca bình phục. Hiện Nam Phi đang đứng đầu khu vực về tổng số ca nhiễm COVID-19 với 4.028.651 ca.

Hiện châu Đại Dương có 12.620.022 ca nhiễm COVID-19, với 21.586 ca tử vong. Australia hiện đang có số ca nhiễm cao nhất trong khu vực với 10.389.442 ca, tiếp theo sau là New Zealand với 1.851.689 ca./.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.