Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nhận tiền hỗ trợ khắc phục thiên tai... lại bị thu phí?

PV - 16:43, 03/04/2018

Theo phản ánh của người dân xã Hoằng Yến, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa), vào tháng 2 vừa qua, các hộ dân nơi đây được Nhà nước hỗ trợ 70% số tiền khắc phục diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do thiên tai bão lũ từ năm 2017.

Ông Nguyễn Văn Tốt, Chủ tịch UBND xã Hoằng Yến làm việc với phóng viên. Ông Nguyễn Văn Tốt, Chủ tịch UBND xã Hoằng Yến làm việc với phóng viên.

 

Tuy nhiên, xã này đã xin cắt lại của các hộ dân số tiền gọi là phí vệ sinh môi trường. Tổng số có 99 hộ được nhận tiền hỗ trợ đều phải đóng lại tiền cho xã. Hộ nào ít thì 50 nghìn đồng, nhiều thì 2 triệu đồng, tùy thuộc vào diện tích nuôi trồng thủy sản lớn hay nhỏ.

Một người dân xã Hoằng Yến (xin được dấu tên) cho biết: Trong buổi chi trả tiền hỗ trợ lũ lụt cho dân, xã cùng lúc tổ chức thu tiền gọi là phí vệ sinh môi trường. Nói là kêu gọi hỗ trợ, nhưng lại quy định mức cụ thể cho từng hộ thì thật vô lí. Nhà tôi có 2ha nuôi tôm bị thiệt hại tôi phải đóng 350.000 đồng. Riêng tiền vệ sinh môi trường hằng tháng chúng tôi đã đóng 8.000 đồng/khẩu.

Tương tự hộ anh T. có 4ha nuôi tôm quảng canh, xã quy cho gia đình anh mức đóng là 360.000 đồng. “Nếu nói là kêu gọi trên tinh thần tự nguyện thì phải để tùy tâm, người dân nào muốn đóng bao nhiêu thì đóng chứ sao lại quy ra mức cụ thể như thế”, anh T bức xúc nói.

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Tốt, Chủ tịch UBND xã Hoằng Yến thừa nhận có việc thu tiền trên, và việc này xã đã ủy quyền cho HTX Nuôi trồng thủy sản thực hiện.

Ông Chủ tịch xã Hoàng Yến cho rằng, bà con hoàn toàn tự nguyện đóng chứ xã không ép buộc. Đây là vận động đóng cả năm để người dân đỡ phải đóng nhiều lần, nhà nào có diện tích lớn, thì đóng nhiều hơn nhà có diện tích nuôi trồng thủy sản nhỏ.

Theo ông Tốt lý giải, mỗi tháng tiền thu gom xử lý rác thải của xã hết 30 triệu đồng, trong khi số tiền thu của dân chỉ được 20 triệu đồng. Nếu tận thu của cả các hộ kinh doanh, buôn bán cũng chỉ được 23 triệu đồng.

Do đó, ngay trong hôm phát tiền hỗ trợ thiên tai, xã đã vận động các hộ nuôi trồng thủy sản ủng hộ được hơn 35 triệu đồng. “Nếu xã không thu ngay lúc đó thì sau này sẽ rất khó thu”, ông Tốt nói.

Trước sự việc này, ông Lê Đức Giang, Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa đã thẳng thắn nhìn nhận, đây là việc làm thiếu nhân văn và không đúng thời điểm. “Tôi sẽ chỉ đạo xã Hoằng Yến trả lại tiền ngay cho người dân”.

Tuy nhiên đến nay, số tiền trên vẫn chưa được trả lại hết cho dân, mới chỉ có 4 hộ được nhận lại tiền, lý do các hộ này không nằm trong diện canh tác thủy sản nên không phải đóng phí môi trường.

Theo tìm hiểu của phóng viên, tình trạng này không chỉ xảy ra tại xã Hoằng Yến mà trước đó, tại xã Hoằng Phong (huyện Hoằng Hóa) cũng đã để xảy ra tình trạng “xin” lại 15% tiền của người dân cho cái gọi là “tiền chè nước, hỗ trợ cán bộ” đi lại làm giấy tờ.

Sau khi phát hiện, UBND huyện Hoằng Hóa đã kiểm tra và kết luận, việc thu tiền trên ở xã Hoằng Phong là trái quy định, yêu cầu hoàn trả lại tiền cho người dân. Đồng thời, huyện Hoằng Hóa cũng đã tiến hành kỷ luật những cá nhân có liên quan để xảy ra sự việc nêu trên.

QUỲNH TRÂM

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.