Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nhân rộng mô hình “Bản làng bình yên”

PV - 12:05, 01/09/2018

Với các xã vùng biên giới của huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, vấn đề đảm bảo an ninh trật tự luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và lực lượng chức năng trên địa bàn chú trọng đến từng thôn bản. Trong nhiều giải pháp giữ gìn an ninh trật tự, xã Thanh Hóa đã xây dựng và triển khai mô hình “ Bản làng bình yên”. Được người dân đồng tình hưởng ứng, mô hình đang phát huy hiệu quả tích cực.

mô hình bản làng bình yên Giao rừng cho người dân Cà Xen quản lý góp phần phát triển kinh tế, bảo vệ rừng và an ninh biên giới.

Bản Cà Xen, xã Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa là bản vùng biên giới, đa số là người đồng bào DTTS sinh sống. Thời gian qua, lợi dụng địa hình phức tạp cùng với trình độ dân trí hạn chế, nhiều đối tượng đã đưa các tệ nạn xã hội thâm nhập vào cuộc sống của đồng bào vùng biên.

Ông Trần Nhân Sơn, Trưởng công an xã Thanh Hóa cho biết: Xác định đảm bảo an ninh trật tự xã hội vùng biên giới là vấn đề khó khăn, vì thế, hàng năm lực lượng Công an xã đã chủ động phối hợp với Bộ đội Biên phòng, Đồn Công an Tân Ấp, các ban ngành cấp xã, nâng cao nhận thức cho người dân thông qua việc tổ chức nhiều buổi họp dân, các buổi sinh hoạt của tổ chức đoàn thể để tuyên truyền vận động, giáo dục pháp luật cho người dân.

Theo ông Sơn, để phong trào chung sức bảo vệ an ninh trật tự - xã hội, an toàn khu vực biên giới tạo sức lan tỏa, lực lượng công an đã tham mưu cho chính quyền xây dựng mô hình điểm “Bản làng bình yên” ở bản Cà Xen.

Mô hình “Bản làng bình yên” đề ra 6 tiêu chí cần đạt được như: Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, mỗi gia đình tích cực vận động quản lý, giáo dục các thành viên trong gia đình không vi phạm pháp luật, không nghe các luận điệu xuyên tạc, kích động của kẻ xấu; xây dựng các tổ tự quản về ANTT hoạt động có hiệu quả, mỗi người dân tích cực phòng ngừa, phát hiện, tố giác đấu tranh phòng, chống tội phạm; không để xảy ra các vụ án nghiêm trọng như giết người, cướp của, cưỡng đoạt tài sản, hiếp dâm, gây rối trật tự công cộng, sử dụng chất nổ xảy ra trên địa bàn.

Hiện nay, mô hình đang được nhiều bản trên địa bàn xã Thanh Hóa thực hiện. Điều ghi nhận, từ khi xây dựng “mô hình bản làng bình yên”, người dân rất nhiệt tình tham gia, qua đó ý thức trong việc giữ gìn an ninh trật tự, tránh các tệ nạn được nâng lên.

Đặc biệt, người dân tích cực tham gia tố giác tội phạm, bảo vệ an ninh cho bản làng. Hàng đêm, người dân trong bản phân công nhau các ca trực đi tuần tra. Đối tượng nào tổ chức rượu chè làm mất trật tự sẽ được lực lượng tuần tra nhắc nhở.

Nếu vi phạm nhiều lần, sẽ xử phạt theo hương ước và nêu tên tại các buổi sinh hoạt của bản.

Bên cạnh đó, qua công tác bám sát địa bàn và nắm bắt tâm tư nguyện vọng của quần chúng nhân dân, lực lượng Công an xã Thanh Hóa đã tham mưu cho Đảng ủy, UBND xã về tình hình khó khăn của đồng bào DTTS để có phương án hỗ trợ kinh phí làm nhà ở cho các hộ DTTS. Đến nay, tỉnh đã hỗ trợ kinh phí xây dựng 16 nhà ở cho đồng bào ở bản Cà Xen.

Từ những việc làm này, đã phát huy được vai trò của người dân trong phong trào “Toàn dân bảo vệ ANTQ” ở cơ sở.

Năm 2017 đến nay, quần chúng nhân dân trên địa bàn xã đã cung cấp 35 nguồn tin có giá trị liên quan đến tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật để cơ quan Công an đấu tranh lập hồ sơ xử lý.

Theo ông Nguyễn Hữu Tâm, Chủ tịch UBND xã Thanh Hóa, để tình hình an ninh trật tự được ổn định, là nhờ người dân và các lực lượng chức năng thực hiện tốt các mô hình “Bản làng bình yên”. Cùng với đó, lực lượng cán bộ, công an linh hoạt trong công việc nhằm tìm ra giải pháp giải quyết dứt điểm các vụ việc ngay ở cơ sở; tranh thủ những người uy tín, già làng, trưởng bản để vận động họ tham gia vào phong trào “Toàn dân bảo vệ ANTQ”.

Thời gian tới, chính quyền xã sẽ chỉ đạo nhân rộng mô hình “Bản làng bình yên” trên khắp địa bàn nhằm tạo thế an ninh vững vàng xây dựng vùng biên giới an toàn góp phần giữ vững biên giới chủ quyền Quốc gia vững chắc…

Điều ghi nhận, từ khi xây dựng “mô hình bản làng bình yên”, người dân rất nhiệt tình tham gia, qua đó ý thức trong việc giữ gìn an ninh trật tự, tránh các tệ nạn được nâng lên. Đặc biệt, người dân tích cực tham gia tố giác tội phạm, bảo vệ an ninh cho bản làng. Hàng đêm, người dân trong bản phân công nhau các ca trực đi tuần tra. Đối tượng nào tổ chức rượu chè làm mất trật tự sẽ được lực lượng tuần tra nhắc nhở.

THU THẢO

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.