Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nhận diện thương hiệu Việt bằng chất liệu dân gian

PV - 16:28, 03/12/2018

Nếu như nhiều thương hiệu lớn trên thế giới khai thác những yếu tố bản địa để cạnh tranh với các doanh nghiệp tại các quốc gia, thì ở Việt Nam vẫn là một điều khá mới mẻ. Bởi thế, Dự án Họa Sắc Việt ra đời đã đưa di sản văn hóa cha ông hiện hữu trong những bao bì, sản phẩm để mang bản sắc ra thế giới.

Kho tàng của cha ông

Khi đang tìm mẫu thiết kế cho sản phẩm trà xanh Từ Vân sắp ra mắt, anh Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Công ty cổ phần Dreamfarm (Từ Liêm, Hà Nội) đã vô tình biết tới Dự án “Họa Sắc Việt”-Dự án bảo tồn, quảng bá, khai thác và phát triển các dòng tranh dân gian Việt Nam do nhóm nhà thiết kế trẻ S-River thực hiện. Nghiên cứu từ cuốn sách “Họa Sắc Việt từ tranh Hàng Trống” do S-River xuất bản mấy tháng trước, anh Nguyễn Anh Tuấn đã chọn được những mẫu hoa văn từ tranh Hàng Trống gắn với mây, núi, gần với mảnh đất Đại Từ để làm bìa cho hộp trà của Công ty.

Du khách tìm hiểu sản phẩm lụa Nha Xá có họa tiết tranh Hàng Trống. Du khách tìm hiểu sản phẩm lụa Nha Xá có họa tiết tranh Hàng Trống.

Cuốn sách “Họa Sắc Việt từ tranh Hàng Trống” là cuốn sách đầu tiên về màu sắc, hoạ tiết truyền thống Việt Nam và phương pháp ứng dụng vào thiết kế hiện đại dành cho cho cộng đồng nhà thiết kế và các nghệ sĩ, hay bất cứ ai quan tâm tới thiết kế, mỹ thuật dân gian Việt Nam và châu Á. Theo nhà thiết kế Trịnh Thu Trang, Trưởng nhóm S-River, từ góc nhìn của những người làm thiết kế, chúng tôi nhận thấy tính ứng dụng mỹ thuật về màu sắc và họa tiết của tranh dân gian là rất cao và đậm chất Việt nhưng đang bị bỏ ngỏ. Để có được công trình này, chị đã mất 5 năm tìm tòi tư liệu, rồi 1 năm cùng cộng sự chuyển hóa những tri thức dân gian vào sách vở.

Theo khảo sát thị trường của nhóm S-River, trong khi các thương hiệu nước ngoài đang khai thác hiệu quả yếu tố bản địa trong marketing và thiết kế, thì nhiều doanh nghiệp Việt Nam lại chưa chú trọng đến phần này. Dù kho tàng văn hóa dân gian mà cha ông để lại có thể mang lại nhiều giá trị độc đáo, quảng bá tích cực cho sản phẩm, nhưng hầu hết làng nghề hay nghệ nhân không tận dụng được yếu tố này, còn doanh nghiệp cũng không có cách nào “bắt tay” được hoặc tiếp cận để có thể ghép vào cùng sản phẩm mình.

Mang họa tiết dân gian ra cạnh tranh

Nhưng chỉ sau 6 tháng ra mắt, những hình họa thiết kế được bóc tách từ tranh Đông Hồ trong cuốn Họa sắc Việt đã được các doanh nghiệp đón nhận, đưa vào trong bao bì, nhận diện thương hiệu, sản phẩm của mình. Tại “Triển lãm Họa Sắc Việt-Khi sản phẩm hiện đại mang hồn dân tộc” diễn ra từ ngày 1/11-14/11 tại Trung tâm Thiết kế Việt Nam-Hàn Quốc (Hà Nội), những sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam như lụa Nha Xá, xà bông Cỏ mềm, trà xanh Từ Vân… đã được thiết kế với những họa tiết được nghiên cứu từ cuốn sách mà S-River đang thực hiện. Từ sổ tay, giấy gói quà, giấy bọc vở, ốp điện thoại, bao lì xì, thời trang lụa… đã được giới thiệu tới công chúng, được nhiều du khách quốc tế thích thú, tìm hiểu và đặt mua mang về làm quà cho bạn bè và người thân.

Theo Tiến sĩ Lư Thị Thanh Lê, Chuyên gia nghiên cứu văn hóa dân gian, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), những thương hiệu lớn trên thế giới như Coca Cola, Starbuck hay những nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc luôn chú trọng đến yếu tố thiết kế mang bản sắc đặc trưng của từng nước nhằm tạo được những ấn tượng mạnh mẽ và tạo sự gần gũi với người tiêu dùng. Theo đó, thiết kế mang phong cách bản địa chính là yếu tố quan trọng, tạo nên sức cạnh tranh cho sản phẩm, thương hiệu tại thị trường Việt Nam.

Bà Nguyễn Thu Huyền, Phó phòng Phát triển Năng lực Xúc tiến Thương mại, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương) cho biết, hiện nay đơn vị này có hỗ trợ chuyên gia tư vấn thiết kế hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp thuộc các ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu như: nông sản, thuỷ sản, thực phẩm chế biến, thủ công mỹ nghệ... hỗ trợ thiết kế lại hệ thống nhận diện thương hiệu, bao bì, nhãn mác sản phẩm, hệ thống các tài liệu quảng bá của doanh nghiệp để có thể tạo lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt nhờ sự khác biệt.

Sau khi thử nghiệm thành công, S-River sẽ tiếp tục tìm kiếm kho tàng chất liệu thiết kế dân gian của những dòng tranh như Đông Hồ, Kim Hoàng để ghép nối cùng với lụa Nha Xá, lụa Mã Châu, làng thêu Quất Động, hoặc làm mới các sản phẩm gốm sứ tại các làng nghề nổi tiếng của Việt Nam để lan tỏa và truyền cảm hứng cho các doanh nghiệp Việt cùng nhau tạo nên những sản phẩm mang đậm bản sắc dân tộc.

TỪ GIANG

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.