Nhạc sỹ Tố Hải tên thật là Tô Trấp, sinh ngày 20/12/1937 ở huyện Bắc Bình, Bình Thuận. Hiện ngụ phường Vĩnh Hải, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, là thành viên Hội Nhạc sỹ Việt Nam, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Khánh Hòa…
Nhắc đến nhạc sĩ Tô Hải, khán giả yêu nhạc nhớ ngay đến những tác phẩm nổi tiếng của ông như: "Sông Đắkrông mùa xuân về", "Lời ca không tắt", "Bốn mùa em đi", "Sợi khói buôn em", "Tiếng đàn kiông-pút", "Thành phố phía Tây", "Huyền thoại Pô Na Ga".
Theo lời kể của nhà văn Hoàng Nhật Tuyên, Nguyên Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Khánh Hòa thì nhạc sỹ Tố Hải mê ca hát từ khi còn nhỏ.
Năm 1949, ông làm liên lạc và ấn loát. Năm 1953, vào bộ đội. Năm 1954, tập kết ra Bắc và năm 1961 vào chiến trường B, tham gia đoàn Văn công giải phóng khu V, hoạt động ở vùng Trường Sơn. Năm 1970, ông trở ra Bắc học Khoa Sáng tác - Trường Âm nhạc Việt Nam. Đến năm 1975, về tham gia công tác tại Hội Văn nghệ Khánh Hòa, sau này là Chi hội trưởng Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam ở Khánh Hòa.
Năm lên 12 tuổi, Tố Hải tham gia làm liên lạc cho Ủy ban kháng chiến hành chính huyện, sau đó đến năm 1953, khi có một đơn vị bộ đội chủ lực thuộc Trung đoàn 812 (Quân khu 5) đi ngang qua làng mình, Tố Hải liền trốn nhà đi theo. Vào bộ đội, Tố Hải được phân công làm giao liên, thấy anh mê hát ca nên các đồng chí lãnh đạo giao thêm nhiệm vụ chép nhạc, kẻ nhạc cho đơn vị.
Ông có một số tác phẩm đã có ấn tượng mạnh, được sử dụng ở nhiều nơi. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đã tặng ông Giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu về Âm nhạc (1960-1965).
Những tác phẩm nổi tiếng của nhạc sỹ Tố Hải như: Lời ca không tắt (Giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu - 1962), Sông Đắc Krông mùa xuân về, Bốn mùa em đi, Sợi khói buôn em, Tiếng đàn klông-pút, Thành phố phía Tây, Huyền thoại Pô Na Ga.
Năm 2012, nhạc sĩ Tố Hải được trao tặng Giải thưởng Nhà nước cho một cụm tác phẩm, trong đó có 2 ca khúc nổi tiếng là Lời ca không tắt và Sông Đắkrông mùa Xuân về.
Ông còn được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương chiến công hạng Nhất, Huân chương chiến sĩ vẻ vang, Huân chương Giải phóng hạng Nhất, Nhì, Ba.