Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ chia sẻ về ca khúc: “Tiếng hát giữa rừng Pác Bó”

PV - 11:09, 21/05/2018

rong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 128 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2018), Hội Cựu Chiến binh cơ quan Ủy ban Dân tộc đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật các hội viên.

Tại buổi gặp mặt, các hội viên đã được nghe nhạc sĩ tài hoa Nguyễn Tài Tuệ-tác giả của ca khúc nổi tiếng “Tiếng hát giữa rừng Pác Bó” nói chuyện về hoàn cảnh ra đời của bài hát.

Nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ sinh năm 1936 tại xã Thanh Văn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Ông là một nhạc sĩ nổi tiếng với dòng nhạc truyền thống cách mạng ở Việt Nam. Bài hát “Tiếng hát giữa rừng Pác Bó” của ông ra đời năm 1959 là một nhạc phẩm tiêu biểu của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam.

Đây là một trong những bài hát hay nhất về Chủ tịch Hồ Chí Minh với giai điệu ngọt ngào, uyển chuyển, thấm đẫm chất liệu dân ca Tày, Nùng của người nhạc sĩ tài hoa xứ Nghệ.

Nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ. Nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ.

 

“Trông vời lưng núiKhuổi Nậm rì rào núi cao tầng mâyChiều nay tiếng ai đang lượn về trên đèoKể rằng Người về đây, nhà in lưng đáNgười về quê ta tấm áo chàm tình thương quê nhà…”

Nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ kể rằng, trước khi sáng tác bài hát “Tiếng hát giữa rừng Pác Bó”, ông chưa từng một lần đặt chân đến đất Cao Bằng, chưa biết đến Pác Bó, nhưng câu chuyện về những năm tháng Chủ tịch Hồ Chí Minh từ nước ngoài về Cao Bằng để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam (năm 1941) thì ông nhớ như in.

Một trong những người đã động viên, khích lệ ông sáng tác nhạc phẩm “Tiếng hát giữa rừng Pác Bó” là cố Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Quốc Hương. Ông kể, vào năm 1958, NSND Quốc Hương và tôi có chuyến công tác lên các tỉnh phía Bắc vào đúng những ngày tháng Năm lịch sử. NSND Quốc Hương nói với tôi: Sắp đến ngày sinh nhật Bác rồi, anh hãy viết một bài để chuẩn bị kỷ niệm 70 năm Ngày sinh nhật Bác nhé.

Một thoáng giật mình! “Tôi còn quá trẻ, mới ngoài hai mươi tuổi, chưa có nhiều vốn hiểu biết về Bác và cũng chưa lên chiến khu lần nào. Sau nhiều ngày đêm trăn trở, tôi tìm sách báo viết về Cao Bằng, về chiến khu Việt Bắc, đọc cả bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu. Càng đọc, nguồn cảm xúc dạt dào khiến tôi hình dung cảnh trí nơi chiến khu xưa thật thơ mộng mà hùng vĩ. Núi rừng ấy đã chở che Bác Hồ và Trung ương lãnh đạo, đưa cách mạng đến thành công”.

Cùng với những tài liệu đã sưu tầm được về Bác, về chiến khu Việt Bắc, về đất Cao Bằng cộng với vốn kiến thức về nghệ thuật hát Then-đàn Tính, những điệu Sli-lượn của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc trong những năm công tác; giai điệu của ca khúc “Tiếng hát giữa rừng Pác Bó” cứ thế tuôn trào theo nguồn cảm hứng của người nghệ sĩ. Âm hưởng núi rừng Việt Bắc ngập tràn trong giai điệu và ca từ của bài hát, vừa hoành tráng vừa mang chất sử thi.

“…Suối reo dưới chân Người quaĐất rung tiếng ca nở hoa tháng TámKhuổi Nậm còn reo lời ca mong nhớ Người...”

Một điều thú vị là ca khúc “Tiếng hát giữa rừng Pác Bó” đã được chính NSND Quốc Hương thu âm lần đầu tiên năm 1959 tại Đài Tiếng nói Việt Nam và được Đài phát sóng vào đúng dịp sinh nhật Bác (19/5/1959). Sau này, có nhiều nghệ sĩ, nhóm nhạc, dàn hợp xướng thể hiện và trình bày thành công nhạc phẩm “Tiếng hát giữa rừng Pác Bó”. Có thể kể đến các nghệ sĩ tài danh đã thể hiện bài hát này như Nghệ sĩ Ưu tú Bích Liên, Nghệ sĩ Ưu tú Vi Hoa, NSND Thanh Huyền, Nghệ sĩ Ưu tú Tuyết Thanh và người nghe đặc biệt ấn tượng với giọng hát trong trẻo, thiết tha, cao vút như suối ngàn của NSND Lê Dung càng làm cho công chúng thêm kính yêu vị lãnh tụ, thêm ơn nghĩa đối với hang Pác Bó huyền thoại.

Hang Pác Bó, suối Lê nin-những địa danh gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hang Pác Bó, suối Lê nin-những địa danh gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

 

“Bài hát nhanh chóng được quần chúng yêu thích. Những năm 60, 70 của thế kỷ XX hầu như bất kỳ chương trình biểu diễn nào từ chuyên nghiệp đến nghiệp dư đều hát bài hát “Tiếng hát giữa rừng Pác Bó”-nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ nhớ lại.

Bài hát ra đời trong hoàn cảnh đó nhưng phải 40 năm sau, người nhạc sĩ tài hoa Nguyễn Tài Tuệ mới có dịp lên Cao Bằng, đến thăm nơi Bác Hồ từng về lãnh đạo cách mạng. Ông cũng được đến thăm các địa danh mà mình đã hình dung từ sách, báo, thơ khi sáng tác “Tiếng hát giữa rừng Pác Bó”.

Bằng những giai điệu âm nhạc tuyệt vời dựa trên nền điệu hát then của người Tày, ca khúc “Tiếng hát giữa rừng Pác Bó” đã gửi gắm tâm hồn, tình cảm của các dân tộc đến vị Lãnh tụ vĩ đại, làm phong phú thêm bản hợp xướng của hàng triệu triệu trái tim mãi mãi nhớ ơn Người.

Nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ tiếp tục để lại dấu ấn đậm nét trong lòng nhiều thế hệ người yêu nhạc với hàng loạt ca khúc mang âm hưởng dân ca, mang sắc màu dân tộc đã được nhạc sĩ viết và đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị, như các bài: Xa khơi; Xuân về trên bản; Suối Mường Hum còn chảy mãi; Lời ca gửi Nọong… Với những cống hiến cho nền âm nhạc cách mạng Việt Nam, nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ đã vinh dự được nhận Giải thưởng Nhà nước đợt I (năm 2001) về văn học-nghệ thuật.

MINH THU

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận