Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nhà vườn miền Tây kỳ vọng về mùa cây cảnh bội thu

PV - 13:01, 18/01/2018

Hoa và cây cảnh là loại hàng hóa không thể thiếu trong mỗi gia đình ngày Tết cổ truyền nên nhiều nhà vườn miền Tây đã đua nhau sản xuất. Để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, các nhà vườn cũng có những thay đổi về hoa cảnh phục vụ khách.

Dọc theo đường Nguyễn Văn Cừ nối dài, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ, có rất nhiều nhà vườn đưa cây kiểng về tập trung để chăm sóc, đưa ra thị trường vào dịp Tết. Trong đó, phải kể đến nhiều loại cây có ý nghĩa gắn liền với sự may mắn đầu năm được nông dân ấp ủ ngay từ đầu năm mong sao được khách hàng đón nhận.

Ở Nam bộ, cây hoa mai không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên đán. Ở Nam bộ, cây hoa mai không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên đán.

 

Anh Tân có vườn kiểng tại huyện Phong Điền cho biết: Năm trước gia đình anh cung cấp cho thị trường Tết, hoa các loại nhiều hơn cây kiểng, nhưng tới giờ cuối (chiều 30 Tết) hoa bán không được phải thuê người dọn mặt bằng trả cho Ban quản lý chợ, tính ra còn lỗ tiền chuyên chở. Còn cây kiểng các loại thì bán gần hết, phần còn lại chở về chăm sóc bán được quanh năm. Do vậy, năm nay anh Tân đầu tư vào cây cảnh.

Chị Hạnh có một lô bán cây kiểng nằm trên đường Nguyễn Văn Linh cũng thông tin: Mấy chậu kiểng nhỏ mang ý nghĩa tâm linh được thể hiện bằng tên gọi như phát tài, vạn lộc, phúc lộc, phú quý, đô la, ngân lượng… hoặc màu sắc tươi tắn tượng trưng cho may mắn là bán được nhất, chứ bông bây giờ khách ít mua, sau Tết không bỏ vô thùng rác được còn bị phạt.

Tại làng hoa Chợ Lách (tỉnh Bến Tre), các nhà vườn cũng đang tất bật sản xuất, phục vụ thị trường Tết. Ông Bùi Thanh Liêm, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách cho biết: Hiện nay, các hộ dân trồng hoa trong huyện đã ký hợp đồng với các tỉnh khoảng 8 triệu chậu hoa và cây kiểng các loại, trong đó có gần 5 triệu cây kiểng.

Đặc biệt, cây kiểng truyền thống theo kiểu uốn hình thú theo 12 con giáp đang được các nhà vườn phát huy lợi thế, bởi nhu cầu thị trường các nơi rất ưa chuộng và giá bán có lãi nhiều hơn trồng hoa, năm nay nhiều nghệ nhân ở Chợ Lách đã tạo hình con chó bằng trái hạnh trông rất ấn tượng.

Cây hạnh (quất) được nằm trong nhóm cây kiểng lên ngôi. Cây hạnh (quất) được nằm trong nhóm cây kiểng lên ngôi.

 

“Loại hình kiểng treo ngày càng phong phú hơn, rực rỡ hơn, thời gian sử dụng rất lâu, vừa làm kiểng trang trí vừa tạo màu xanh cho các nhà phố có không gian hẹp. Tết này, nhiều nhà vườn đã đầu tư lớn cho kiểng treo và các loại cây kiểng trang trí nội thất”, ông Liêm cho hay.

Ngoài kiểng bông, kiểng lá, kiểng tạo hình, thì phải ghi nhận cây hoa mai được khách hàng ưu tiên chọn mua. Đây là một trong những loại cây vừa cho hoa đẹp có vàng óng ánh và có tên “mai” may mắn. Mai trồng càng lâu càng quý, nếu không bán được mùa này nhà vườn mang về chăm sóc, đợi mùa sau. Còn khách mua về trang trí ngày Tết, qua Tết mang ra nơi có ánh nắng và tiếp tục tưới nước, bón phân Tết năm sau tái sử dụng.

Những ngày này, dạo quanh các nhà vườn có thể cảm nhận chung một suy nghĩ là, nhà vườn đang kỳ vọng vào một mùa bội thu, bù đắp lại công lao bao ngày chăm sóc vất vả chỉ chờ có dịp Tết.

NHƯ TÂM

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.